Tình Hình Dịch Bệnh Trên Cây Trồng Đã Được Kiểm Soát

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương đã đẩy mạnh việc giúp dân phòng, chống sâu bệnh trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo vụ đông xuân đạt năng suất cao.
Tại Tuy Đức, theo ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì vụ đông xuân này, địa phương đã xuống giống được hơn 360 ha lúa, tăng 10 ha so với cùng vụ năm ngoái. Ngay từ đầu vụ, phòng đã cử cán bộ kỹ thuật về khuyến nông, bảo vệ thực vật xuống cơ sở, bám địa bàn từng thôn để hướng dẫn nhân dân sản xuất.
Cụ thể, đối với bệnh đạo ôn, đầu vụ, người dân đã tiến hành tiêu diệt các mầm bệnh trên ruộng như cày lật gốc rạ sớm, làm sạch cỏ bờ, giữa vụ bón phân cân đối giữa đạm-lân-ka ly, tăng cường bón nhiều phân chuồng, thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện bệnh gây hại, điều tiết nước trong ruộng đảm bảo có độ sâu 3-5 cm.
Nếu bệnh hại nặng thì người dân có thể dùng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật như Newhynosan30EC, Fujione 40 EC hoặc dùng các loại thuốc bột hòa tan như Beam70WP, Binh tin 75WP, Flast 75 WP. Các loại dịch bệnh khác cũng có các biện pháp phòng, chống đồng bộ đối với từng khu vực. Nhờ đó, hiện nay, sâu bệnh không gây hại đối với lúa, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.
Còn ở huyện Đắk Song, nơi có diện tích các loại rau xanh tới 342 ha, thì hiện nay, các loại sâu bệnh thông thường gây hại như sâu tơ, bọ nhảy, sương mai, đốm lá, sâu ăn lá chỉ ở mức độ rất nhẹ; vì thế, năng suất dự kiến đạt cao, trên 20 tấn/ha đối với bắp cải và hơn 15 tấn/ha đối với bí đỏ.
Theo chị Nguyễn Thị Dậu, ở thôn Thuận Tình, Thuận Hạnh thì theo sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện, thời gian qua, gia đình luôn chú ý việc làm đất tơi xốp và phơi ải đất khoảng 1 tuần trước khi xuống giống; thường xuyên vệ sinh vườn rau, ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàn dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy… Nhờ đó, vườn rau của gia đình chị đã hạn chế được sâu bệnh.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì thời gian giữa tháng 4 là giai đoạn phần lớn các loại cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân bước vào giai đoạn quan trọng như trổ bông, chắc hạt, một số diện tích cho thu hoạch. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trong vụ đã được kiểm soát tốt, mức độ gây hại không đáng kể, không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều này cho thấy, việc triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đối với từng loại cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan và các địa phương triển khai thực hiện “Chiến dịch phòng, chống bệnh chổi rồng trên nhãn” theo nội dung chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Vụ Xuân năm nay, huyện Bắc Quang thực hiện gieo cấy trên 2.900 ha lúa. Đến nay, đã có 1.816,1 ha mạ đã được gieo để chuẩn bị cấy lúa Xuân. Đặc biệt, khi làm đất gieo mạ, người dân chú trọng công tác đầu tư thâm canh bằng cách bón lót phân chuồng, phân lân hoặc bón vôi cho những diện tích ruộng đã đến chu kỳ bón vôi cải tạo.

Nhằm đáp ứng nhu cầu chưng mâm ngũ quả ngày tết và mong muốn bán được giá cao, nhiều nhà vườn trồng xoài trên địa bàn tỉnh đã tập trung xử lý cho xoài ra trái nghịch vụ để bán vào dịp Tết Ất Mùi năm 2015. Tuy nhiên, do ảnh hưởng thời tiết nên năng suất vụ xoài năm nay bị giảm đáng kể, có không ít nhà vườn phải “lỗi hẹn” với mùa xoài tết trong sự tiếc nuối.

Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.

Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.