Tình Hình Dịch Bệnh Trên Cây Trồng Đã Được Kiểm Soát

Thời gian qua, ngành Nông nghiệp các địa phương đã đẩy mạnh việc giúp dân phòng, chống sâu bệnh trên các loại cây trồng nhằm đảm bảo vụ đông xuân đạt năng suất cao.
Tại Tuy Đức, theo ông Nguyễn Ngọc Quyền, Trưởng phòng Nông nghiệp - PTNT huyện thì vụ đông xuân này, địa phương đã xuống giống được hơn 360 ha lúa, tăng 10 ha so với cùng vụ năm ngoái. Ngay từ đầu vụ, phòng đã cử cán bộ kỹ thuật về khuyến nông, bảo vệ thực vật xuống cơ sở, bám địa bàn từng thôn để hướng dẫn nhân dân sản xuất.
Cụ thể, đối với bệnh đạo ôn, đầu vụ, người dân đã tiến hành tiêu diệt các mầm bệnh trên ruộng như cày lật gốc rạ sớm, làm sạch cỏ bờ, giữa vụ bón phân cân đối giữa đạm-lân-ka ly, tăng cường bón nhiều phân chuồng, thường xuyên kiểm tra thăm đồng phát hiện bệnh gây hại, điều tiết nước trong ruộng đảm bảo có độ sâu 3-5 cm.
Nếu bệnh hại nặng thì người dân có thể dùng các loại thuốc hóa học bảo vệ thực vật như Newhynosan30EC, Fujione 40 EC hoặc dùng các loại thuốc bột hòa tan như Beam70WP, Binh tin 75WP, Flast 75 WP. Các loại dịch bệnh khác cũng có các biện pháp phòng, chống đồng bộ đối với từng khu vực. Nhờ đó, hiện nay, sâu bệnh không gây hại đối với lúa, đảm bảo cho cây sinh trưởng, phát triển bình thường.
Còn ở huyện Đắk Song, nơi có diện tích các loại rau xanh tới 342 ha, thì hiện nay, các loại sâu bệnh thông thường gây hại như sâu tơ, bọ nhảy, sương mai, đốm lá, sâu ăn lá chỉ ở mức độ rất nhẹ; vì thế, năng suất dự kiến đạt cao, trên 20 tấn/ha đối với bắp cải và hơn 15 tấn/ha đối với bí đỏ.
Theo chị Nguyễn Thị Dậu, ở thôn Thuận Tình, Thuận Hạnh thì theo sự hướng dẫn của Phòng Nông nghiệp – PTNT huyện, thời gian qua, gia đình luôn chú ý việc làm đất tơi xốp và phơi ải đất khoảng 1 tuần trước khi xuống giống; thường xuyên vệ sinh vườn rau, ngắt những lá già, lá bị sâu bệnh, cây bị bệnh và các tàn dư thực vật, thu gom để vào một khu vực sau đó mang đi tiêu hủy… Nhờ đó, vườn rau của gia đình chị đã hạn chế được sâu bệnh.
Theo Sở Nông nghiệp-PTNT thì thời gian giữa tháng 4 là giai đoạn phần lớn các loại cây trồng ngắn ngày vụ đông xuân bước vào giai đoạn quan trọng như trổ bông, chắc hạt, một số diện tích cho thu hoạch. Nhìn chung, tình hình dịch bệnh trong vụ đã được kiểm soát tốt, mức độ gây hại không đáng kể, không ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng nông sản. Điều này cho thấy, việc triển khai hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch đối với từng loại cây trồng.
Có thể bạn quan tâm

Tuy nhiên khi bắt tay vào thực hiện có 6 DN trả lại chỉ tiêu và 5 DN xin giảm chỉ tiêu được giao. Khi đó VFA đã nhanh chóng điều chỉnh chỉ tiêu, kết quả có 130 DN tham gia tạm trữ được 995.494 tấn gạo, đạt 99,55% kế hoạch, trong đó có 3 DN không mua đạt chỉ tiêu với số lượng 4.506 tấn.

Ngày 12/6, ông Nguyễn Văn Thân - Chủ nhiệm Hợp tác xã Thanh long ruột đỏ Đức Mỹ, huyện Càng Long (Trà Vinh) cho biết nhiều thương lái đang rầm rộ thu mua bông thanh long. Theo kinh nghiệm nhiều năm làm vườn, ông nhận định đây có thể là chiêu trò lừa gạt, tận thu bông đang nở để gây thiệt hại mùa màng của bà con nông dân.

Riêng, đối với giá tôm sú vẫn ổn định, loại 20 con giá từ 199.000 - 214.000 đồng/kg; loại 30 con/kg giá 172.000 - 182.000 đồng/kg, loại 40 con giá 142.000 - 152.000 đồng/kg, loại 50 con giá 138.000 đồng/kg… Theo số liệu thống kê, đến nay có 206 hộ thu hoạch hòa vốn, 753 hộ bị thua lỗ và hơn 2.588 hộ nuôi có lãi, chiếm 70,4% số hộ thu hoạch.

Có người sự phát minh, sáng chế đến một cách tình cờ, trong khi đối với người khác là do sự đam mê nghiên cứu. Còn anh Nguyễn Quốc Kiệt, Chủ nhiệm Hợp tác xã chăn nuôi và thủy sản Gò Công (Phường 3, TX. Gò Công - Tiền Giang) những sáng kiến của anh đều bắt nguồn từ những đòi hỏi của thực tế sản xuất và đời sống

Mỹ Phước Tây là xã điểm của TX. Cai Lậy (Tiền Giang) được chỉ đạo thực hiện mô hình Cánh đồng mẫu lớn (CĐML) với mục tiêu hình thành vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung, nâng cao chuỗi giá trị lúa gạo, giúp tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, CĐML vẫn chưa thể làm thỏa mãn được kỳ vọng của người dân về hiệu quả đích thực mà mô hình kiểu mẫu này mang lại.