Tỉnh đoàn hỗ trợ nông dân Yên Lạc tiêu thụ 30 tấn chuối tiêu hồng

Những ngày qua, giá chuối tiêu hồng giảm mạnh nhưng nông dân vẫn không bán được bởi thương lái Trung Quốc ngừng thu mua, khiến nhiều nông hộ của xã Liên Châu và xã Tề Lỗ lao đao.
Ngay sau khi nắm bắt được thông tin trên, Ban Thường vụ Tỉnh đoàn tổ chức chương trình Hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ chuối.
Cán bộ, ĐVTN của Tỉnh đoàn đã trực tiếp xuống các vườn chuối ở Liên Châu, Tề Lỗ thu mua và vận chuyển miễn phí về các điểm, bán giúp bà con.
Giá thu mua tại vườn là 40 nghìn đồng/buồng sẽ được giữ nguyên khi bán ra. Tỉnh đoàn hỗ trợ tất cả chi phí phát sinh vận chuyển chuối tới người tiêu dùng.
Chương trình Hỗ trợ bà con nông dân tiêu thụ chuối của Tỉnh đoàn có ý nghĩa thiết thực, góp phần chung tay cùng các cấp, ngành của tỉnh giúp đỡ bà con nông dân trong lúc khó khăn.
Đồng thời, thể hiện tinh thần xung kích, sáng tạo của lực lượng ĐVTN vì cuộc sống cộng đồng, vì sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Chương trình sẽ tiếp tục được Tỉnh đoàn triển khai trong những ngày tới để có thêm nhiều nông dân được hỗ trợ, từng bước gỡ khó cho người dân.
Có thể bạn quan tâm

Vùng đất trồng cỏ bây giờ vốn là vùng trồng màu trọng điểm của thôn Bắc Bình. Đất gần sông nên khá màu mỡ, vì vậy khi thầy trò Trường Đại học Nông lâm Huế về vận động người dân thí điểm dự án trồng cỏ nuôi bò trên vùng đất này thì dân ở đây không đồng tình.

Với tựa đề “Việt Nam bảo vệ nền kinh tế khỏi khủng hoảng như thế nào?”, chuyên gia Pavel Vinogradov, Tổng biên tập tạp chí “Thế giới đa cực” (Nga) đã đưa ra một số đánh giá về nền kinh tế Việt nam trong năm 2014.

Vụ mùa năm 2013, Trường Đại học Hồng Đức đã hỗ trợ toàn bộ nguồn giống, thuốc bảo vệ thực vật và chuyển giao khoa học - kỹ thuật để bà con nông dân xã Cẩm Lương (Cẩm Thủy) triển khai thực hiện mô hình khôi phục giống lúa nếp hạt cau bản địa, với quy mô 3,5 ha.

Ngay từ đầu năm 2014, Hạt Kiểm lâm Bá Thước đã phối hợp với chính quyền các xã trên địa bàn, chỉ đạo các thôn, bản, hộ dân thực hiện việc trồng rừng mới theo đúng kế hoạch. Các kiểm lâm địa bàn và cán bộ lâm nghiệp các xã thường xuyên kiểm tra, động viên, vận động nhân dân tham gia chương trình, đồng thời tư vấn và giúp đỡ người dân hoàn thành các thủ tục để được hỗ trợ.

Ngày 4-11, Công ty TNHH một thành viên Sữa Lam Sơn, thuộc Công ty CP Sữa Việt Nam - Vinamilk đã nhập đàn bò sữa đầu tiên vào chăn nuôi tại trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 tại xã Phú Nhuận, huyện Như Thanh, chính thức đưa trang trại bò sữa Thanh Hóa 2 đi vào hoạt động.