Tin vui dồn dập với vải thiều

Vì thế, trong tuần tới, Công ty Ánh Dương Sao sẽ tiếp tục xuất khẩu lô hàng thứ 2 sang thị trường này. Cùng thời gian này, Công ty Rồng Đỏ cũng xuất vải đi Mỹ, Úc và thị trường Liên minh Châu Âu (EU).
Hiện Việt Nam có 17 nhà máy đóng gói trái cây tươi được Mỹ cấp mã số nhưng toàn bộ đều ở phía Nam nên các nhà xuất khẩu vải phải vận chuyển nguyên liệu bằng máy bay vào TP HCM để sơ chế, đóng gói và chiếu xạ mất nhiều thời gian và chi phí.
Mới đây, Công ty Rồng Đỏ đã xúc tiến xây dựng cơ sở đóng gói theo tiêu chuẩn của Mỹ tại tỉnh Hải Dương. Dự kiến vào ngày 7-6 tới, Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam phối hợp với cơ quan đồng cấp Mỹ sẽ đến thẩm định và cấp mã số cho nhà máy này. Nếu mọi việc diễn ra thuận lợi, doanh nghiệp xuất khẩu vải sau khi mua nguyên liệu sẽ tiến hành sơ chế, đóng gói ngay tại Hải Dương, sau đó mới vận chuyển bằng xe lạnh vào TP HCM để chiếu xạ trước khi xuất khẩu đi Mỹ, Úc.
Việc có nhà máy đóng gói đạt chuẩn tại vùng nguyên liệu sẽ giúp cho vải tươi giữ được mẫu mã đẹp hơn, tiết kiệm chi phí, tăng tính cạnh tranh cho doanh nghiệp khi xuất khẩu.
Trong ngày 2-6, Bộ Khoa học & Công nghệ Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, 3 tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh, Bắc Giang đã ký biên bản ghi nhớ cam kết với đại diện 6 nước trên thế giới nhằm đưa vải thiều Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu lên khoảng 50.000- 100.000 tấn vải/ năm.
Theo đó, các bên sẽ hợp tác chặt chẽ để tổ chức triển khai đưa các ứng dụng khoa học công nghệ vào việc trồng vải, bảo quản, chế biến đạt tiêu chuẩn và xuất khẩu sang nước ngoài. Tổ chức các chương trình marketing phát triển thị trường cho các sản phẩm này tại nước ngoài.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.

Từ nay đến tháng 2-2015, Vinamilk sẽ nhập thêm 3.000 con bò sữa và đưa vào hoạt động thêm 4 trang trại công nghệ cao tại Tây Ninh, Hà Tĩnh và Thanh Hóa, dự kiến với tổng số 9 trang trại sẽ đáp ứng 40% nhu cầu sữa tươi nguyên liệu trong nước.

Nguồn phân bón nhập khẩu chủ yếu là từ Trung Quốc, chiếm 49,2% tổng kim ngạch nhập khẩu. Nhập khẩu phân bón từ Trung Quốc trong 8 tháng năm 2014 đã giảm 8% về lượng và giảm 21,6% về giá trị so với cùng kỳ năm 2013.