Tin Vui Cho Người Nuôi Thỏ

Cty Dược phẩm Nippon Zoki (Nhật Bản) vừa khởi công xây dựng nhà máy "Công nghệ sinh học KONISHI Việt Nam" tại Quế Võ (Bắc Ninh) với tổng vốn đầu tư 90 triệu USD. Dự kiến năm 2014 sẽ hoàn thành, công suất chế biến 2 triệu con thỏ/năm.
Hiện nay ở các các tỉnh phía Bắc, thỏ được coi là vật nuôi mang lại lợi nhuận kinh tế cao cho người dân. Theo thống kê, hiện đàn thỏ nước ta khoảng 4 triệu con, chủ yếu là giống thỏ Newzealand, cho sản lượng thịt từ 2.500- 2.600 tấn/năm.
Ông Đinh Văn Bình, phụ trách trại giống thỏ Việt Nhật- Ninh Bình cho biết: Thỏ là loài vật dễ nuôi, vốn đầu tư thấp, quay vòng nhanh, phù hợp điều kiện chăn nuôi nông hộ. Có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp làm thức ăn cho thỏ. Một năm thỏ có thể đẻ 6- 7 lứa, mỗi lứa 6- 7 con. Sau ba tháng nuôi đạt trọng lượng 2,5- 3 kg. Lông và da thỏ có thể để làm áo, mũ, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị lớn trong tiêu dùng và XK...
Tuy nhiên, theo ông Bình, việc nuôi thỏ hiện nay mang tính tự phát. Nhu cầu dùng thịt thỏ làm thực phẩm chưa được phổ biến, khiến việc tiêu thụ khó khăn. Trại giống thỏ Newzealand Việt Nhật- Ninh Bình được coi là lớn nhất Việt Nam với tổng diện tích 20 ha, trong đó 4 ha nuôi tập trung với tổng đàn thỏ hơn 10.000 con. Ngoài cung cấp giống cho người dân, trại còn bao tiêu sản phẩm cho người chăn nuôi. Dự kiến mỗi ngày thu gom và giết mổ 200- 300 con thỏ, cung cấp thịt cho các nhà hàng, khách sạn...
“Chúng tôi đã tổ chức thu gom thỏ bằng cách đưa xe ô tô lưu động đến tận nhà dân, mua với giá cao hơn thị trường (65.000 đồng/kg). Sau đó sản phẩm chuyển đến nhà máy Công nghệ sinh học KONISHI sản xuất thuốc Newtropin (chữa bệnh trầm cảm) và một số loại thuốc khác, tạo đầu ra thuận lợi cho người nuôi thỏ trong nước". ông Bình nói.
Có thể bạn quan tâm

Từ nay đến cuối năm, lực lượng chức năng tại sáu tỉnh thành là TP.HCM, Đồng Nai, Vĩnh Long, Hà Nội, Hưng Yên và Thanh Hóa sẽ đồng loạt ra quân kiểm tra các địa điểm sản xuất, kinh doanh thức ăn chăn nuôi nhằm kiểm soát tình trạng buôn bán các chất cấm trong chăn nuôi.

Trong những ngày tháng 8, có dịp về thăm Trung tâm KHKT Giống cây trồng Đạo Đức, chúng tôi thực sự ngỡ ngàng trước sự thay đổi không ngờ: Được đầu tư nhà trưng bày sản phẩm, nhà nuôi cấy và các thiết bị nuôi cấy mô; đội ngũ cán bộ được đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.

Dù DN xuất tiểu ngạch đang điêu đứng nhưng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho biết, gạo xuất chính ngạch sang Trung Quốc vẫn bình thường.

Điều đáng nói là, cùng với đặc điểm khí hậu, thổ nhưỡng và điều kiện canh tác như nhau, trong khi người dân các xã vùng thấp lụt huyện Đức Thọ “lúa đã đầy bồ” thì hầu hết diện tích lúa hè thu của các địa phương trên toàn tỉnh chưa đến kỳ thu hoạch, thậm chí, đến thời điểm này, nhiều diện tích mới trổ bông!

Hiện nay, toàn tỉnh Đác Lắc có tổng diện tích cà-phê hơn 202.500ha, trong đó có 190 nghìn ha cà-phê kinh doanh cho thu hoạch với sản lượng khoảng 430 nghìn tấn cà-phê nhân/niên vụ. Tuy nhiên, theo khảo sát, diện tích cà-phê già cỗi cần tái canh từ nay đến năm 2020 lên tới 30.442 ha.