Tín Hiệu Vui Đối Với Người Trồng Điều Bình Phước

Ngày 22-4, tại thị xã Thuận An (Bình Dương), Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu điều Việt Hà và khai trương Trung tâm đóng gói điều nhân xuất khẩu.
Công ty điều Việt Hà chuyên sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu điều nhân và điều nguyên liệu. Sản phẩm được quản lý và kiểm soát chặt chẽ theo quy trình, bảo đảm chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn ISO 22000:2005, HACCP và BRC FOOD.
Nhà máy đóng gói được xây dựng trên tổng diện tích 5.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng trên 2.000m2 với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Quy mô sản xuất với công suất chế biến và xuất khẩu điều nhân hàng năm đạt từ 5.000 đến 7.500 tấn.
Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: Sự có mặt của công ty là nguồn lực quan trọng cho phát triển nông nghiệp chế biến của tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận như Bình Phước. Thực tế, tỉnh Bình Dương chỉ còn hơn 2.000 ha điều, trong khi Bình Phước hiện có khoảng 135 ngàn ha.
Đây là tín hiệu vui đối với người trồng điều tỉnh nhà. Tuy nhiên, muốn duy trì hoạt động lâu dài, doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương và người trồng điều xây dựng chuỗi giá trị ổn định, vừa giúp người dân yên tâm gắn bó với cây điều, vừa bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Nắng trải đều trên những nương đậu hè thu là thời điểm bà con nông dân tập trung thu hoạch lứa thứ nhất. Vượt qua những thách thức của nắng hạn đầu vụ, đậu xanh năm nay được mùa, được giá.

Mùa nước nổi kéo theo nhiều tôm cá đổ về nội đồng, cũng là thời điểm nông dân tạm gác cuốc cày để thả lưới giăng câu. Nhưng năm nay, đã bước vào trung tuần tháng 7 âm lịch, nhiều cửa hàng bán ngư cụ vẫn thưa khách.

Mùn cưa cây cao su là nguyên liệu chính để trồng nấm sò, sau khi dùng xong, thải ra, ông Đỗ Đình Hòa ở xã Tây Thuận, huyện Tây Sơn (Bình Định) tái sử dụng trồng nấm rơm có hiệu quả cao.

Cách trung tâm Thủ đô gần 30 km, xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn (Hà Nội) được biết đến bởi mô hình trồng rau hữu cơ giúp nông dân đổi đời với những cánh đồng cho thu nhập hơn 100 triệu đồng/ha/tháng.

Nghề nuôi con cá “tỷ đô” này đã trải qua nhiều thăng trầm, không ít nông dân nuôi cá thua lỗ phải “bỏ ao” nhưng hàng năm ông Năm Đời vẫn lời bạc tỷ và trở thành người giàu nhất ở xứ cù lao Tân Phong.