Tín Hiệu Vui Đối Với Người Trồng Điều Bình Phước

Ngày 22-4, tại thị xã Thuận An (Bình Dương), Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu điều Việt Hà và khai trương Trung tâm đóng gói điều nhân xuất khẩu.
Công ty điều Việt Hà chuyên sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu điều nhân và điều nguyên liệu. Sản phẩm được quản lý và kiểm soát chặt chẽ theo quy trình, bảo đảm chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn ISO 22000:2005, HACCP và BRC FOOD.
Nhà máy đóng gói được xây dựng trên tổng diện tích 5.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng trên 2.000m2 với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Quy mô sản xuất với công suất chế biến và xuất khẩu điều nhân hàng năm đạt từ 5.000 đến 7.500 tấn.
Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: Sự có mặt của công ty là nguồn lực quan trọng cho phát triển nông nghiệp chế biến của tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận như Bình Phước. Thực tế, tỉnh Bình Dương chỉ còn hơn 2.000 ha điều, trong khi Bình Phước hiện có khoảng 135 ngàn ha.
Đây là tín hiệu vui đối với người trồng điều tỉnh nhà. Tuy nhiên, muốn duy trì hoạt động lâu dài, doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương và người trồng điều xây dựng chuỗi giá trị ổn định, vừa giúp người dân yên tâm gắn bó với cây điều, vừa bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Những năm qua, phong trào nuôi trồng thủy sản ở Kiến Xương (Thái Bình) ngày càng phát triển với nhiều đối tượng vật nuôi mới mang lại hiệu quả kinh tế cao, trong đó phải kể đến ba ba. Nhờ mạnh dạn đưa ba ba vào nuôi, nhiều hộ đã thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.