Tín Hiệu Vui Đối Với Người Trồng Điều Bình Phước

Ngày 22-4, tại thị xã Thuận An (Bình Dương), Tổng công ty Thương mại Hà Nội đã tổ chức lễ ra mắt Công ty cổ phần Xuất nhập khẩu điều Việt Hà và khai trương Trung tâm đóng gói điều nhân xuất khẩu.
Công ty điều Việt Hà chuyên sản xuất, chế biến và xuất nhập khẩu điều nhân và điều nguyên liệu. Sản phẩm được quản lý và kiểm soát chặt chẽ theo quy trình, bảo đảm chất lượng ổn định, đáp ứng tiêu chuẩn toàn cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy chuẩn ISO 22000:2005, HACCP và BRC FOOD.
Nhà máy đóng gói được xây dựng trên tổng diện tích 5.000m2, trong đó diện tích nhà xưởng trên 2.000m2 với tổng vốn đầu tư trên 20 tỷ đồng. Quy mô sản xuất với công suất chế biến và xuất khẩu điều nhân hàng năm đạt từ 5.000 đến 7.500 tấn.
Ông Phan Văn Đon, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Phước cho biết: Sự có mặt của công ty là nguồn lực quan trọng cho phát triển nông nghiệp chế biến của tỉnh Bình Dương và các tỉnh lân cận như Bình Phước. Thực tế, tỉnh Bình Dương chỉ còn hơn 2.000 ha điều, trong khi Bình Phước hiện có khoảng 135 ngàn ha.
Đây là tín hiệu vui đối với người trồng điều tỉnh nhà. Tuy nhiên, muốn duy trì hoạt động lâu dài, doanh nghiệp cần phối hợp với địa phương và người trồng điều xây dựng chuỗi giá trị ổn định, vừa giúp người dân yên tâm gắn bó với cây điều, vừa bảo đảm nguồn nguyên liệu phục vụ chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Có thể bạn quan tâm

Hợp tác xã bưởi da xanh Sông Xoài, huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cho biết, trong dịp Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 các xã viên sẽ cung cấp cho thị trường khoảng 60 - 80 tấn bưởi mang thương hiệu bưởi da xanh Sông Xoài. Người trồng bưởi ở xã này cũng cung cấp khoảng 20 tấn bưởi Năm Roi cho thị trường Tết.

Theo người dân, năm nay, mặc dù thời tiết bất thường, năng suất thấp, nhưng giá xoài cao gấp 2-3 lần các năm nên các vườn xoài đều có lãi cao. Ông Lê Văn Đàng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cam Đức, cho biết, giá xoài năm nay cao do phía Trung Quốc tiêu thụ mạnh, trong khi nguồn cung không đủ.

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).