Tín Hiệu Vui Cho Người Chăn Nuôi

Từ giữa tháng 7, giá lợn hơi toàn tỉnh bất ngờ tăng mạnh trở lại, điều này cũng đồng nghĩa thu nhập của người chăn nuôi đang được cải thiện..
Gia đình anh Nguyễn Văn Nam, thôn Kỳ Lãm 2, xã Đội Cấn (TP Tuyên Quang) đầu tư nuôi lợn, có nguồn thu nhập ổn định.
Gần tháng nay, người nuôi lợn tại các huyện, thành phố trong tỉnh phấn khởi vì giá thu mua lợn hơi đã tăng thêm từ 6.000 - 8.000 đồng/kg so với trước đó. Cụ thể, lợn đẹp, vai mông săn chắc bán tại chuồng giá từ 38.000 - 40.000 đồng/kg, tăng so với mức 30.000 - 32.000 đồng hồi cuối tháng 6.
Bà Đào Thị Mạnh, thôn 4 xã Tân Tiến (Yên Sơn) cho biết, ngày 5 - 8 gia đình bà vừa xuất hơn 1 tấn lợn hơi với giá 39.000 đồng/kg, hiện gia đình bà còn hơn chục con lợn bột đều trên tạ nhưng bà vẫn chưa bán để chờ giá “nhích” lên thêm một vài giá nữa, để gỡ gạc thêm thời điểm giá thấp.
Cũng niềm vui đó, anh Nguyễn Văn Nam, thôn Kỳ Lãm 2 là một trong những người có tiếng nuôi lợn với số lượng lớn ở xã Đội Cấn (TP Tuyên Quang) hồ hởi cho biết, trong 2 tuần nay, đã xuất hiện một số “xe tải 2-3 tầng” vào các ngõ ngách thôn bản thu gom lợn hơi và điều này đã “giải cơn khát” về giá cho người chăn nuôi. Anh Nam cho biết thêm: Cũng rất may đợt này gia đình anh có tới 20 con lợn trên 100 kg đang chuẩn bị một, hai ngày nữa là xuất chuồng với giá khoảng 40.000 - 41.000 đồng/kg, tính ra anh thu về được trên 80 triệu đồng...
Anh Nguyễn Việt Cường, lái xe chuyên vận chuyển lợn đi tiêu thụ tiết lộ, đợt này lợn được bán sang Trung Quốc. Giá thịt lợn bán tại các chợ theo đó cũng “leo thang”. Khảo sát tại chợ Tam Cờ (TP Tuyên Quang), chợ Cảng xã Vĩnh Lợi (Sơn Dương), chợ xã Tân Tiến (Yên Sơn) giá thịt lợn bán ở mức từ 70.000 - 100.000 đồng/kg tùy loại.
Như thịt ba chỉ là 75.000 đồng/kg, thịt nạc thăn là 100.000 đồng/kg, thịt mông là 85.000 đồng/kg... Đây chính là tín hiệu vui; nhiều người chăn nuôi hy vọng giá lợn hơi sẽ tiếp tục tăng cao để họ có thể bù đắp được vốn đầu tư và có lãi trong tình hình chăn nuôi khó khăn kéo dài thời gian qua.
Tuy nhiên, người nông dân không thể thấy giá lợn tăng trở lại mà đầu tư một cách ồ ạt, dàn trải mà không tính đến việc cung - cầu của thị trường, thì dễ rơi vào điệp khúc “được mùa mất giá” và người chịu thiệt hại sẽ chính là nông dân.
Có thể bạn quan tâm

Sáng 06/10/2014, Tổng cục Thủy sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đã phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hải Phòng tổ chức Lễ phát động thả giống thủy sản để tái tạo nguồn lợi thủy sản trong Vùng đánh cá chung Vịnh Bắc Bộ (thuộc quần đảo Long Châu – Thị trấn Cát Bà).

Trong những năm trở lại đây, những hộ nghèo, cận nghèo của huyện Cờ Đỏ, TP Cần Thơ đã ngày càng được nâng cao về nhận thức trong việc làm kinh tế gia đình, chí thú làm ăn, để từng bước ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo. Trong đó nổi bật là thành công của mô hình tận dụng những diện tích đất hẹp xung quanh nhà để nuôi ếch của nhiều gia đình.

Nhờ sự đầu tư kịp thời, sản lượng đánh bắt hàng năm đã đạt 3.500 tấn thủy sản, giúp cho hơn 1.300 người có việc làm, có thu nhập. Nhưng hiện nay, tình trạng sử dụng các ngư cụ bị cấm đang tái diễn tràn lan, dẫn đến nguồn cá giống vừa bổ sung có nguy cơ bị huỷ diệt.

Quỳnh Lưu (Nghệ An) là địa phương có diện tích nuôi tôm khá lớn với hơn 1.320 ha. Để đảm bảo an toàn ao hồ nuôi tôm trong mùa mưa bão năm nay, để người dân yên tâm sản xuất, thời điểm này, Quỳnh Lưu đang tích cực triển khai nhiều biện pháp hữu hiệu nhằm giúp người nuôi tôm bảo vệ tốt tài sản của mình.

Vài năm trở lại đây nghề ương, ép cá giống ở phường Nhị Mỹ, thị xã Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển mạnh, góp phần nâng cao mức sống cho nhiều nông hộ, trong đó có anh Nguyễn Văn Đực ở khu phố Mỹ An.