Tín Hiệu Tốt Cho Người Nuôi Tôm Trà Vinh

5 tháng đầu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã xuất được gần 1.500 tấn tôm đông lạnh, đạt kim ngạch 14,4 triệu USD.
Tại Trà Vinh, trong khi phần lớn các hộ nuôi tôm đều bị thua lỗ hoặc huề vốn, thì những hộ tuân thủ nghiêm mỗi biện pháp kỹ thuật gặt hái được kết quả rất khả quả - nhất là những hộ chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Trong khi đó, thị trường xuất khẩu của loại tôm này tiếp tục được mở rộng.
Sau khi gần 1,5 ha diện tích nuôi tôm sú bị mất trắng, ông Nguyễn Thành Nghiệp ở xã Hiệp Mỹ Tây, huyện Cầu Ngang chuyển sang thả 150.000 con tôm thẻ chân trắng trên diện tích 3000 mét vuông đủ điều kiện. Và sau 2 tháng rưỡi ông Nghiệp thu hoạch được hơn 2 tấn tôm nguyên liệu, lãi gần 100 triệu đồng. Đây là một trong số ít hộ nuôi tôm thẻ thành công, nhờ tuân thủ nghiêm các quy định của ngành chức năng.
Tính từ đầu vụ đến nay Trà Vinh đã thu hoạch được hơn 2000 tấn tôm, trong đó gần một phần tư là tôm thẻ chân trắng. Số lượng tôm thu được tuy chỉ bằng một nửa so với niên vụ 2011, nhưng tăng hơn nhiều lần so với vụ tôm năm ngoái. Có được kết quả này là nhờ chủ động từ đầu, tức chỉ có những hộ có đủ điều kiện mới được phép thả nuôi, như có ao lắng, được tập huấn kỹ thuật… trong khi ngành chức năng thì tăng cường kiểm soát nguồn tôm giống.
Ông Phạm Minh Truyền, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết: “Để nuôi tôm chân trắng, bà con phải khai báo và có sự cho phép của chính quyền mới được thả nuôi. Con giống phải có nguồn gốc rõ ràng, được kiểm dịch, mua ở những công ty có uy tín và có sự cam kết về chất lượng giống”.
5 tháng đầu năm nay, tỉnh Trà Vinh đã xuất được gần 1.500 tấn tôm đông lạnh, đạt kim ngạch 14,4 triệu USD, tăng gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ông Trần Thanh Lễ, Phó Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Thủy sản Cửu Long khẳng định: "Nguyên liệu mà bị thiếu chúng tôi bổ sung từ các tỉnh khác, cũng như chuyển sang tôm thẻ chân trắng. Bởi vì nguồn tôm thẻ chân trắng nông dân Trà Vinh bắt đầu nuôi khá lên rồi. Bên cạnh đó nguồn thẻ chân trắng ở các tỉnh lân cận cũng khá nhiều. Để đảo bảo việc xuất khẩu chúng tôi luôn duy trì tốt với đối tác, khách hàng”.
Sự phục hồi của thị trường xuất khẩu tôm là tín hiệu phấn khởi, nhất là trong bối cảnh việc nuôi tôm tiếp tục gặp nhiều khó khăn như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Có tám container vải tươi của VN đã và đang trên đường đến hai thị trường khó tính mới mở là Mỹ và Úc sau nửa tháng bắt đầu xuất khẩu.
Xã Pú Nhi (huyện Điện Biên Đông) có 20 bản của 2 dân tộc Mông và Thái. Sản xuất nông nghiệp ở đây từ lâu đời chủ yếu canh tác một vụ trên nương, năng suất, sản lượng thấp. Đất sản xuất có độ dốc cao, nhanh bạc màu, người dân không sử dụng phân bón nên gieo trồng được 2 - 3 vụ lại bỏ hoang. Diện tích rừng bị thu hẹp mà cuộc sống người dân vẫn không được cải thiện nhiều, tỷ lệ hộ nghèo cao.
Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Miên, đội 23, xã Thanh Chăn (huyện Điện Biên) tại lớp tập huấn “Quy trình chăm sóc cây lúa, ngô trên đồng ruộng bằng các sản phẩm của Công ty Supper phốt phát và Hoá chất Lâm Thao” diễn ra từ ngày 12 - 13/6 vừa qua, bà Miên hồ hởi cho biết, đã nhiều năm qua mỗi khi bước vào mùa vụ, gia đình bà không phải lo tiền, hay vay lãi nóng để mua phân bón nữa.
Người dân bản Tà Lèng, xã Tà Lèng (TP. Điện Biên Phủ) không ai không biết ông Lò Văn Mấng, Phó chủ tịch HĐND xã năng nổ, nhiệt tình trong công việc và làm kinh tế giỏi.
Ngay sau khi kết thúc vụ lúa đông xuân năm 2014 – 2015 thắng lợi, tranh thủ thời tiết thuận lợi, nông dân huyện Điện Biên đồng loạt ra đồng làm đất, nạo vét kênh mương chuẩn bị sản xuất lúa vụ mùa.