Tín Hiệu Mừng Cho Người Trồng Cà Phê

Nếu như giá cà phê nội địa cuối năm 2013 tụt xuống dưới 35 triệu đồng/tấn, thì đến giữa tháng 3/2014 lên 42 triệu đồng/tấn và sau đó dịu dần đến cuối quí 1 còn quanh mức khoảng 40 triệu đồng/tấn. Lượng xuất khẩu trong ba tháng đầu năm nay nhờ thế mà tăng mạnh.
Thông tin trên được ông Nguyễn Nam Hải, Phó chủ tịch Hiệp hội Cà phê ca cao Việt Nam (Vicofa) cho biết tại đại hội tổng kết niên vụ nhiệm kỳ 7 (2010-2013) và phương hướng niên vụ nhiệm kỳ 8 (2014-2017) vừa diễn ra sáng nay 11/4, tại TP.HCM. “Lần đầu tiên xuất khẩu cà phê quý 1 tăng cao, quý 2 sẽ thuận lợi, thường các năm đến tháng 3 khi có mưa là giá giảm, năm nay đến tháng 4 giá cà phê vẫn ở mức cao”, ông Hải nhận định.
Thống kê của Vicofa cho thấy, trong niên vụ cà phê 2013/2014, cả nước có khoảng 5.000 héc ta cà phê bị mất trắng và 40.000 héc ta bị ảnh hưởng do bệnh gỉ sắt. Còn hiện nay, Việt Nam cũng đang vào mùa khô, các tỉnh Tây Nguyên, nơi trồng 90% diện tích cà phê cả nước, đang thiếu nước để tưới cho lần thứ 3 (vào nửa cuối tháng 4) nên ít nhiều ảnh hưởng đến khả năng ra trái cũng như chất lượng trái cà phê trong mùa vụ 2014/2015.
Ông Đỗ Hà Nam, PCT Vicofa cho biết: Từ đầu vụ khi giá cà phê thấp, nông dân gửi cà phê vào kho doanh nghiệp (DN) nhưng chưa chốt giá, Doanh nghiệp nhanh chóng tham gia vào việc hỗ trợ nông dân mặc dù chưa có sự đồng ý của Chính phủ trong tạm trữ cà phê, chờ khi giá cao mới chốt nên đã tạo được niềm tin của nông dân với các DN trong nước.
Ông Lê Đức Thống, Tổng Giám đốc Công ty TNHH một thành viên xuất nhập khẩu cà phê 2-9 Đắk Lắk cho rằng: Nhà nước cần phải có chính sách thống nhất trong việc hỗ trợ người trồng cà phê. Đến giờ phút này, với lãi suất vay tái canh 10,5% thì nông dân không thể chịu nổi, Vicofa cần làm việc với Chính phủ, NHNN để hỗ trợ nông dân, ủng hộ tạm trữ hàng năm.
“Giá cà phê có hiện nay chỉ là nhờ trời, năm nay có thể cuối vụ dễ mua hơn đầu vụ, ai cũng giữ lại rồi cuối vụ bung hàng, khi đó giá lại ồ ạt giảm. Chính vì vậy bà con nông dân phải có quyết định đúng đắn, chọn thời điểm bán hàng làm sao cho đạt lợi nhuận cao”, ông Thống chia sẻ.
Theo ông Nam, đây là năm thứ 4 giá bình quân 2000 USD/tấn, là mức giá mà 30 năm qua mới có. Nhu cầu cà phê thế giới là rất lớn, và phê Việt Nam đã có mặt trên khắp thế giới, do vậy cà phê phải được coi là ngành hàng chiến lược vì đang là ngành 100 phần trăm do nông dân làm ra, giá đang ổn định và nông dân có thể làm giàu từ cây cà phê nên cần phải có sự hỗ trợ.
Chắc chắn năm nay xuất không thấp hơn 1,5 triệu tấn và không dưới 3 tỷ USD, nông dân giá dưới 40.000 đồng/kg không bán. Công tác tái canh quan trọng sẽ làm cho sản lượng cà phê tăng lên, không lo được mùa mất giá bởi nhu cầu luôn có, đặc biệt thị trường Trung Quốc. Cần có sự hỗ trợ cho nông dân, nếu 1 tháng không bán ra là giá có thể thay đổi.
“Nếu nhu cầu tiêu thụ cà phê của thế giới tăng trong khi sản lượng của các nước trồng cà phê giảm do hạn hán thì giá cà phê tăng là tất yếu, hiện nay giá cà phê robusta đang ở mức trên 2.000 USD/tấn, còn cà phê arabica đang được các nhà rang xay mua với giá 4.300 USD/tấn. Chính sự chênh lệch giá giữa hai loại cà phê này quá lớn buộc các nhà rang xay quay sang mua robusta nhiều hơn, từ đó, đẩy giá cà phê robusta tăng lên”, ông Nam cho biết thêm.
Có thể bạn quan tâm

Gạo phẩm cấp trung bình từ 15 - 20% tấm vẫn đang là chủng loại gạo xuất khẩu chủ lực của Việt Nam khi đạt trên 306 ngàn tấn trong tháng 6 (chiếm 45,72%), tiếp đó là gạo chất lượng cao 3-10% tấm (trên 151 ngàn tấn; 22,52%), gạo thơm gần 102 ngàn tấn (15,2%)…

Năm 2011, gia đình ông Nguyễn Trung Thành ở thôn 6, xã Đắk Wer (Đắk R’lấp) đã đầu tư vốn nuôi bò. Những năm đầu, nuôi bò sinh sản; nhưng sau khi đi tìm hiểu về cách chăn nuôi bò ở các hộ làm ăn hiệu quả, ông đã mạnh dạn chuyển sang hướng vỗ béo bò thịt.

Trong đó, có 9 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (69,15ha) được chứng nhận GlobalGAP/ASC, 2 cơ sở sản xuất giống cá tra được chứng nhận GlobalGAP (diện tích 6,3ha), 3 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (8,4ha) được chứng nhận VietGAP và 1 cơ sở nuôi cá tra thương phẩm (3ha) được chứng nhận BMP.

Vụ đông xuân 2013 - 2014, huyện Mường Ảng gieo cấy 906,2ha lúa chiêm xuân, trong đó, 271,86ha xuân sớm và 634,34ha xuân muộn. Cơ cấu giống gồm: lúa lai 181,24ha chiếm 20% diện tích, chủ yếu giống Nhị ưu 838, tạp giao; lúa thuần diện tích 724,96ha, chiếm 80% diện tích, chủ yếu giống IR64 (400ha); nếp IR352, nếp 97, bắc thơm, tẻ thơm (324,96ha).

Xưởng sản xuất máy lọc nước biển thành nước ngọt do Trường ĐH Bà Rịa-Vũng Tàu phối hợp với Công ty TNHH Hiệp lực và Phát triển Việt (trụ sở tại TP.Vũng Tàu) hợp tác xây dựng để sản xuất thử nghiệm thiết bị lọc nước biển thành nước ngọt có chất lượng bảo đảm các tiêu chuẩn nước uống do Bộ Y tế quy định.