Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm

Tín Hiệu Khả Quan Từ Nuôi Cá Tầm Thương Phẩm
Ngày đăng: 13/10/2014

Từ dự án “Ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ xây dựng mô hình nuôi cá tầm trong lồng trên hồ chứa Vĩnh Sơn C, huyện Kbang, tỉnh Gia Lai”, tháng 5-2013, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện Kbang cùng 10 hộ dân trên địa bàn huyện đã tiến hành lập dự án, khảo sát thực tế hồ chứa, bố trí lắp đặt 20 ô lồng, mỗi ô rộng 32 m2 và thả 10.000 con cá tầm giống. Đến nay, sự phát triển ổn định của đàn cá cho thấy những tín hiệu khả quan trong việc nuôi cá tầm trên địa bàn huyện.

Dự án kéo dài trong 36 tháng (từ tháng 5-2013 đến tháng 5-2016) với nguồn vốn dự kiến là 4 tỷ đồng. Trong đó, ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh là 2 tỷ đồng, 10 hộ dân góp 2 tỷ đồng. Trước khi thả cá xuống lòng hồ, Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện phối hợp với Công ty Vietxomaripet soạn thảo tài liệu, tờ rơi và tiến hành tập huấn kỹ thuật nuôi, quản lý môi trường nước và phòng trừ dịch bệnh cho các kỹ thuật viên và các hộ tham gia dự án. Cùng với đó cho các hộ dân tham gia dự án đi tham quan cơ sở nuôi cá tầm tại huyện Đak Đoa và tỉnh Lâm Đồng để học hỏi kinh nghiệm.

Nhờ đó, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và các hộ dân nuôi cá tầm đã thực hiện dự án đúng quy trình công nghệ, đảm bảo tính chính xác, khoa học từng khâu từ khảo sát lòng hồ đến quy trình thả cá, cách chăm sóc cá. Đặc biệt, hiểu được tập tính của cá tầm hoạt động nhiều vào ban đêm nên các hộ luôn có mặt 24/24 giờ trong ngày để cho cá ăn, kiểm soát nhằm phát hiện và đề phòng dịch bệnh hoặc bị mất trộm. Ngoài nguồn thức ăn được nhập từ TP. Hồ Chí Minh, các hộ dân còn xây dựng chuồng trại nuôi giun quế nhằm giảm bớt các khoản chi phí.

Theo đánh giá của các chuyên gia và những người đến tham quan thì đây là môi trường rất tốt để nuôi cá tầm. Và đến thời điểm này, cá tầm được nuôi trên hồ chứa sinh trưởng và phát triển tốt, chưa có dịch bệnh xảy ra. Số lượng đàn cá đến nay còn 9.300 con, tỷ lệ phát triển đạt 93%, trọng lượng bình quân từ 2,5 kg đến 4 kg/con. Số lượng cá lớn trên 5.300 con đạt 3,50 kg/con.

Anh Nguyễn Anh Tuấn (tổ 4, thị trấn Kbang)- một trong 10 hộ tham gia dự án cho hay: Trước khi nuôi được tập huấn 10 ngày về chuẩn bị nguồn thức ăn cho cá, cách cho cá ăn, cách phát hiện dịch bệnh và đối phó với những dịch bệnh thông thường nên chúng tôi đỡ phải bỡ ngỡ và đến nay đã thông thạo hơn trong cách chăm sóc cá. Cùng với đó là nguồn nước ở đây sạch, nhiệt độ phù hợp nên cá phát triển rất nhanh và hiệu quả. Hiện nay, cá lớn nhất cũng đã đạt trọng lượng 4 kg/con.


Có thể bạn quan tâm

Khai thông tín dụng và kiểm soát dịch bệnh Khai thông tín dụng và kiểm soát dịch bệnh

"Bại hoại với diện tích ao nuôi chỉ khoảng 20% và số thành công những ao nuôi này chỉ 60%. Cũng có hộ nuôi thành công cao hơn nhưng nhờ hạ tầng kỹ thuật tốt, có kiểm soát khuẩn hại và nuôi với mật độ vừa phải. Đến nay, hơn 70% diện tích ao nuôi bỏ trống, nhiều hộ dân, trang trại bỏ nghề, có cơ sở tháo chạy hoàn toàn" - ông Nguyễn Văn Nhiệm, Chủ tịch Hiệp hội Tôm Mỹ Thanh nói về những khó khăn với hội viên của mình 6 tháng đầu năm nay.

30/07/2015
5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm 5 tỉnh dẫn đầu sản lượng tôm

Từ đầu năm đến nay, cả nước thu hoạch 228.933 tấn tôm, đạt 33% kế hoạch năm, giảm hơn 12% so cùng kỳ năm ngoái. Dẫn đầu vẫn là sản lượng tôm các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long.

30/07/2015
Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào Băn khoăn chất lượng giống, vật tư đầu vào

Con giống, giá vật tư đầu vào vẫn luôn khiến người nuôi tôm bất an nhất. Làm sao để quản lý được vật tư nông nghiệp tốt hơn?

30/07/2015
Hiệp hội Chăn nuôi muốn kiện thịt gà Mỹ bán phá giá Hiệp hội Chăn nuôi muốn kiện thịt gà Mỹ bán phá giá

Cho rằng đùi gà nhập vào Việt Nam rẻ bằng một phần tư bán tại Mỹ, gây khó khăn cho doanh nghiệp và thị trường trong nước, Hiệp hội Chăn nuôi Đông Nam bộ đang xúc tiến thủ tục khởi kiện.

30/07/2015
Người đi đầu trong làm lúa sạch Người đi đầu trong làm lúa sạch

Ông Võ Tấn Kìa, ấp Bình Lục, xã Tân Bình (huyện Vĩnh Cửu) là một trong những hộ đi đầu trong phong trào trồng lúa theo quy trình an toàn để cho ra gạo sạch. Ông Kìa bắt đầu tham gia làm lúa sạch từ tháng 9-2011, khi ấy theo hướng dẫn của Th.S Trần Thị Phương Chi, cán bộ Chi cục Bảo vệ thực vật Đồng Nai, ông đã mạnh dạn rủ một số bà con trong ấp cùng làm thí điểm lúa sạch.

30/07/2015