Người đi đầu trong làm lúa sạch

Kết quả vụ lúa sạch thành công, chi phí đầu vào giảm, trong khi năng suất vẫn cao và điều khiến ông vui mừng nhất là từ nay làm lúa không còn lo lắng phải sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu vừa ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân, vừa gây hại cho người sử dụng. Từ đó đến nay, ông luôn đi đầu trong việc làm lúa sạch, ngoài ra ông còn tích cực hướng dẫn các hộ xung quanh, nông dân nơi khác đến tham quan cùng áp dụng quy trình làm lúa sạch.
Ông Kìa cho hay: “Tính đến nay tôi đã làm được 12 vụ lúa sạch và gạo sạch mang thương hiệu Tân Bình Lục đã được nhiều người tiêu dùng trong và tỉnh biết đến. Sau lúa sạch, tôi dự tính tiếp tục làm bưởi sạch để cung cấp cho thị trường. Nhu cầu của người tiêu dùng ngày càng đòi hỏi những sản phẩm sạch, an toàn, vì thế người làm nông cũng phải theo yêu cầu này để sản xuất. Làm lúa sạch không chỉ nông dân sản xuất đảm bảo sức khỏe mà người tiêu dùng cũng yên tâm sử dụng”. Đã ở tuổi gần 60, nhưng ông vẫn say mê với nghề làm nông và đầy kiêu hãnh khi nói về quy trình làm lúa sạch của mình và của một số người dân Tân Bình.
Thời gian qua, nông dân trong và ngoài tỉnh, sinh viên nhiều trường đại học đã tìm về học hỏi, nghiên cứu mô hình làm lúa sạch của ông Kìa và ông luôn nhiệt tình chia sẻ kinh nghiệm cho mọi người.
Có thể bạn quan tâm

Theo anh Trường, thôn Khuôn Kén có đồi rừng rộng, nguồn sinh thủy dồi dào, thuận lợi chăn nuôi đại gia súc như ngựa bạch. Đáng chú ý, vốn đầu tư nuôi ngựa không cao, một con ngựa bạch giống 5 tháng tuổi chỉ từ 10-15 triệu đồng. Sau ba năm ngựa cái bắt đầu sinh sản, mỗi năm đẻ một lứa (thường mỗi lứa đẻ một con). Ngựa đực trưởng thành có giá cao, nhiều con tới 50-60 triệu đồng.

Ngày 5-12, tại Hội nghị tổng kết niên vụ 2013-2014, ông Lương Văn Tự, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Ca cao Việt Nam (Vicofa), cho biết tổng lượng cà phê xuất khẩu toàn vụ đạt gần 1,7 triệu tấn với kim ngạch 3,4 tỉ USD (tăng hơn 17% về lượng, 12,5% về giá trị so với niên vụ trước).

Quản lý dịch bệnh trong chăn nuôi là biện pháp hữu hiệu trong công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy nhiên, hiện nay công tác này của ngành chức năng Tuyên Quang đang gặp khó khăn bởi nguồn giống phục vụ chăn nuôi không bảo đảm và kết quả công tác tiêm phòng hằng năm cho đàn gia súc, gia cầm vẫn đạt thấp.

Mấy năm gần đây, tại thôn 5, xã Hòa Ninh, huyện Hòa Vang (Đà Nẵng), hoạt động nuôi thỏ giống nhập ngoại rất phát triển, các trang trại nuôi quy mô lớn thi nhau ra đời. Một trong số đó là trại thỏ Quốc Cường của chàng trai trẻ Dương Văn Chính (ngụ tại phường Hòa Khánh Nam, Liên Chiểu, Đà Nẵng).

Theo tính toán của ông Liệt, trung bình mỗi năm, vườn măng cụt, sầu riêng của gia đình thu được khoảng 20 triệu đồng (chưa tính tiền mua phân bón, thuốc), nhưng nhờ trồng thêm các loại cây kiểng bán lá nên thu nhập đã tăng thêm khoảng 20 triệu đồng/năm (cứ 1,5 tháng, ông Liệt thu hoạch lá bán 1 lần, thu về khoảng 3 triệu đồng).