Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Bằng các phương pháp thu, vận chuyển và lưu giữ mẫu; phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh; phương pháp đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã tìm ra các tác nhân gây bệnh trên cá giống và trứng cá tầm, cá hồi tại Lâm Đồng; đồng thời, đưa ra các loại thuốc phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá.
Cụ thể, tìm thấy 4 loài KST ở cá hồi giống, phát hiện 6 loài KST ở cá tầm Nga và 7 loài KST ở cá tầm Siberi; 6 loài vi khuẩn gây bệnh xuất huyết, lở loét, bệnh thối vây, mòn cụt đuôi, bệnh đen thân, bơi xoáy ở cá hồi giống, cá tầm Nga giống và cá tầm Siberi giống; phân lập được 2 loài nấm trên cá giống và trứng của cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi thu.
Ngoài ra, nhóm đề tài còn phát hiện cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống tại Lâm Đồng đã có một số dấu hiệu giống với bệnh vi rút VHSV và IHN như xuất huyết, đen thân, bơi zíc zắc. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp phòng và điều trị bệnh như: sử dụng nước muối nồng độ 18% - 20% tắm cho cá hồi giống, sử dụng Ciprofloxacine nồng độ 3 - 5g trộn vào thức ăn cho cá hồi và cá tầm giống, sử dụng Oxy già nồng độ 500 - 700 tắm cho cá hồi giống, cá tầm giống và trứng cá tầm, trứng cá hồi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp tìm ra biện pháp phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lượng và chất của giống các loài cá tầm, cá hồi, góp phần tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các đối tượng này ở Lâm Đồng; đồng thời, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm, cá hồi trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Công ty APDC cho biết đang ứng dụng kỹ thuật thụ tinh chọn giới tính theo ý muốn. Theo đó, người chăn nuôi có thể chọn giới tính cho bê trước khi sinh sản bằng cách chọn tinh giới tính (đực/cái) để thụ thai cho bò mẹ.

Gần đây do một số loại cây trồng, vật nuôi bị dịch bệnh tấn công cũng như giá cả đầu ra liên tục rớt giá, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của bà con nông dân; trong khi đó, nhiều hộ nông dân đang băn khoăn nên trồng cây gì, nuôi con gì để có đầu ra ổn định mà đặc biệt là để cải thiện kinh tế gia đình thì ở xã Hòa Tân, huyện Cầu Kè (Trà Vinh) có một số hộ dân đã mạnh dạn đầu tư thả nuôi gà và cho hiệu quả kinh tế khá cao.

Trước thông tin gần đây nông dân ở một số tỉnh ồ ạt đốn ca cao để trồng cây khác có hiệu quả kinh tế hơn, ông Trần Văn Nhịn, Trưởng Ban Quản trị Hợp tác xã (HTX) Ca cao Chợ Gạo (Tiền Giang) khẳng định: “Không có cây gì trồng xen vườn dừa hiệu quả hơn cây ca cao”.

UBND tỉnh Trà Vinh vừa quyết định hỗ trợ gần 400 triệu đồng từ nguồn kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ năm 2013 giúp nông dân xây dựng tiêu chuẩn VietGAP cho sản phẩm quýt đường Thuận Phú (xã Bình Phú, huyện Càng Long) và sản phẩm măng cụt Tân Quy (xã An Phú Tân, huyện Cầu Kè).

Sau hơn 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết Tam nông, tình hình các vùng nông thôn của Hà Giang đã có nhiều khởi sắc, thu nhập của nông dân không ngừng được nâng lên.