Tìm ra biện pháp phòng và điều trị tác nhân gây bệnh trên cá giống; trứng cá hồi, cá tầm

Bằng các phương pháp thu, vận chuyển và lưu giữ mẫu; phương pháp nghiên cứu tác nhân gây bệnh; phương pháp đề xuất các biện pháp phòng và trị bệnh, nhóm tác giả nghiên cứu đề tài đã tìm ra các tác nhân gây bệnh trên cá giống và trứng cá tầm, cá hồi tại Lâm Đồng; đồng thời, đưa ra các loại thuốc phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá.
Cụ thể, tìm thấy 4 loài KST ở cá hồi giống, phát hiện 6 loài KST ở cá tầm Nga và 7 loài KST ở cá tầm Siberi; 6 loài vi khuẩn gây bệnh xuất huyết, lở loét, bệnh thối vây, mòn cụt đuôi, bệnh đen thân, bơi xoáy ở cá hồi giống, cá tầm Nga giống và cá tầm Siberi giống; phân lập được 2 loài nấm trên cá giống và trứng của cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi thu.
Ngoài ra, nhóm đề tài còn phát hiện cá hồi vân, cá tầm Nga và cá tầm Siberi giống tại Lâm Đồng đã có một số dấu hiệu giống với bệnh vi rút VHSV và IHN như xuất huyết, đen thân, bơi zíc zắc. Từ đó, nhóm nghiên cứu đã đề xuất các biện pháp phòng và điều trị bệnh như: sử dụng nước muối nồng độ 18% - 20% tắm cho cá hồi giống, sử dụng Ciprofloxacine nồng độ 3 - 5g trộn vào thức ăn cho cá hồi và cá tầm giống, sử dụng Oxy già nồng độ 500 - 700 tắm cho cá hồi giống, cá tầm giống và trứng cá tầm, trứng cá hồi.
Kết quả nghiên cứu của đề tài đã giúp tìm ra biện pháp phòng và trị bệnh cho cá giống và trứng cá hồi, cá tầm tại Lâm Đồng một cách hiệu quả, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về lượng và chất của giống các loài cá tầm, cá hồi, góp phần tăng hiệu quả kinh tế của nghề nuôi các đối tượng này ở Lâm Đồng; đồng thời, góp phần phát triển bền vững nghề nuôi cá tầm, cá hồi trên địa bàn tỉnh.
Có thể bạn quan tâm

Đặc biệt, mô hình cải tạo vườn tạp trồng cam, chanh và cây mắc ca, quy mô 4,2 ha tại 2 thôn Hang Cáu và Quạn (xã Vạn Xuân), với 65 hộ dân tham gia đã hoàn thành. Có 933 hộ dân ở các xã tham gia chương trình cải tạo vườn tạp. Khi tham gia, các hộ dân đã được cán bộ khuyến nông huyện tập huấn kỹ thuật trồng, chăm sóc các loại cây trồng tại vườn nhà.

Ngày 14.11, ông Trịnh Đức Minh, Chủ tịch Hiệp hội Cà phê Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk), cho biết Thái Lan là quốc gia thứ 6 đồng ý bảo hộ nhãn hiệu Cà phê Buôn Ma Thuột (Buonmathuot Coffee), cùng 5 nước trước đó là Đức, Tây Ban Nha, Bỉ, Hà Lan và Luxembourg.

New Zealand là nước có nền sản xuất nông nghiệp sạch với nhiều tiêu chí rất khắt khe về chất lượng. Đợt này phía New Zealand đã chấp nhận mua đạm Phú Mỹ với giá cao hơn các sản phẩm cùng loại của các nước khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.

Doanh nghiệp (DN) Nhật Bản chiếm số lượng nhiều nhất trong nhóm đối tác nước ngoài tham gia xúc tiến thương mại tại Hội chợ triển lãm nông nghiệp quốc tế lần thứ 14 (AgroViet 2014), do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) tổ chức khai mạc ngày 14.11 tại Hà Nội.

Ngày 14-11, Cục Quản lý cạnh tranh (Bộ Công thương) cho biết Ủy ban Thương mại quốc tế Mỹ (ITC) vừa ra quyết định cuối cùng về việc tiếp tục áp thuế chống bán phá giá đối với cá tra - ba sa nhập khẩu từ VN sau khi rà soát thuế lần thứ hai đối với mặt hàng này từ tháng 6-2014.