Tìm lối ra cho thị trường nông sản

Theo ông Võ Hoàng Anh- Giám đốc marketing Liên hiệp Hợp tác xã Thương mại TP. Hồ Chí Minh (Saigon Co.op) - việc “giải cứu” nông sản như đã làm chỉ là giải pháp tình thế, giải quyết phần ngọn vấn đề. Để hạn chế tình trạng sản xuất tràn lan, cung vượt cầu gây ùn ứ, rớt giá và bảo vệ quyền lợi người trồng thì nhà nước phải nghiên cứu được các thông tin về năng lực sản xuất, cung ứng, tiêu thụ của thị trường để cảnh báo cho nông dân, DN.
Ngoài ra cần có những chính sách hỗ trợ trong việc xây dựng một hệ thống phân phối rộng lớn trên toàn quốc thì người nông dân và khách hàng đều hưởng lợi về giá cả và chất lượng.
Có một thực tế, giá bán các loại nông sản luôn có sự chênh lệch lớn từ người dân cho đến tay người tiêu dùng. Ở Sóc Trăng, Đà Lạt, giá hành tím chỉ 3.000 – 4.000 đồng/kg nhưng ở các chợ tại TP. Hồ Chí Minh, giá hành tím vẫn dao động từ 17.000 – 20.000 đồng/kg. Trái thanh long ở Long An giá bán chỉ 5.000 đồng/kg thì ở Hà Nội, người tiêu dùng vẫn phải mua với giá từ 40.000 – 45.000 đồng/kg. Thực tế đó đòi hỏi vai trò và trách nhiệm của các cơ quan chức năng cần tìm hiểu tại sao có mức giá chênh lệch như vậy, việc liên kết thu mua giữa nông dân và DN thông qua hợp đồng giữa các bên có thực hiện được hay không hay đa phần nông sản đều qua tay thương lái rồi mới đến người tiêu dùng.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh: Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ chỉ đạo thương vụ và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài hỗ trợ DN phát triển thị trường, đặc biệt là các thị trường trọng điểm của Việt Nam. Đồng thời, Bộ sẽ chủ động phối hợp với các hiệp hội, ngành hàng để chia sẻ thông tin, giúp DN hoạch định chính sách và chiến lược kinh doanh. |
Bên cạnh thị trường tiêu thụ trong nước thì trên thị trường xuất khẩu, việc ổn định các mặt hàng về số lượng và chất lượng là điều hết sức cần thiết. Mới đây, trong buổi họp bàn tìm giải pháp đầu ra cho nông sản xuất khẩu giữa Bộ Công Thương, Bộ Tài chính và các hiệp hội hữu quan, Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh nhấn mạnh: Muốn cải thiện hoạt động xuất khẩu nông sản cần bám sát được nhu cầu của thị trường ngay từ khâu sản xuất, chứ không phải sản xuất rồi khoán cho DN xuất khẩu. Các hiệp hội chuyên ngành cũng có thể hợp tác với các nước có kinh nghiệm xuất khẩu để học hỏi kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu thị trường. Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ đầu tư mạnh vào hoạt động xúc tiến thương mại, tập trung vào đặc điểm của từng loại nông sản.
Ngoài ra, để xuất khẩu nông, thủy sản ổn định và bền vững, rất cần có sự liên kết giữa người sản xuất và DN trong việc tạo ra các sản phẩm có chất lượng tốt, nâng cao tính cạnh tranh. Để xuất khẩu vào các thị trường khó tính hiện nay đòi phải truy xuất nguồn gốc, có chỉ số từ gốc, vì vậy việc hỗ trợ, tư vấn định hướng cho người nông dân hay các hợp tác xã đăng ký nhãn hiệu, đóng bao bì hợp chuẩn, bảo quản tốt… sẽ giúp nông sản Việt dễ dàng thâm nhập vào các thị trường lớn.
Có thể bạn quan tâm

Tới ngày ngâm lúa giống để sạ vụ đông xuân thì hàng chục hộ dân làm lúa trong cánh đồng lớn ấp Cây Cách (xã Bình Phú, huyện Càng Long, tỉnh Trà Vinh) “tá hoả” khi phát hiện lúa giống ngâm thử không nảy mầm.

Ông Chu Phú Mỹ – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội vừa có buổi kiểm tra vùng sản xuất cây ăn quả tập trung tại xã Kim An, huyện Thanh Oai.

Những ngày này, hàng trăm hộ nông dân huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) đang bắt tay vào thu hoạch vụ cam chính. Năm nay, cam Vinh được mùa. Tuy nhiên, hầu hết các hộ trồng cam phải tự tìm đầu ra, nguồn tiêu thụ khá bấp bênh...

Cứ đến tháng 9, 10 âm lịch, ngư dân đưa tàu lên bờ tu sửa cho chuyến biển mới vào cuối năm. Biển động, tàu nằm bờ “làm nước”, tiền của cứ thế “đội nón” ra đi. Bao nhiêu âu lo bủa quanh xóm làng nghề biển trong mùa... ra tiền.

Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) dự báo xuất khẩu gạo cả năm 2015 của Việt Nam có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn, và tình hình xuất khẩu gạo còn tương đối khả quan trong những tháng đầu năm 2016.