Tìm lối ra cho atisô VietGAP

Các vườn đặc sản atisô này nối dài từ Sào Nam, Tây Hồ (P.11) vào đến Thái Phiên (P.12), được thành phố quy hoạch thành vùng chuyên canh atisô lớn nhất Đà Lạt nói riêng và Việt Nam nói chung.
Tuy gọi là lớn nhất nhưng cây trồng này ở Đà Lạt chưa bao giờ vượt quá 100ha. Năm 2010, thời điểm atisô phát triển mạnh nhất, diện tích trồng loại cây này tại Đà Lạt cũng chỉ dừng lại ở 90ha (khu vực chuyên canh atisô lớn nhất lúc bấy giờ được trồng ở Thái Phiên với 60ha). Hiện nay, diện tích này đang bị thu hẹp, bà con đã chuyển sang trồng hoa vì giá trị kinh tế cao hơn. Năm 2015, tổng diện tích atisô là khoảng 80ha, làng hoa Thái Phiên vẫn chiếm lĩnh sản xuất với khoảng 60% diện tích.
Trong xu hướng chung của nền nông nghiệp hiện nay, chính quyền địa phương luôn khuyến khích bà con nông dân trồng cây theo mô hình VietGAP - vừa đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho người tiêu dùng, vừa nâng cao chất lượng, giá trị hàng hóa và tạo đầu ra ổn định. Năm 2014, dưới sự hỗ trợ của Trung tâm Nông nghiệp Đà Lạt, tại vùng chuyên canh hình thành hai tổ hợp tác, 56 hộ dân đăng ký tham gia sản xuất với tổng diện tích khoảng 20ha. Sau khi thành lập, các tổ hợp tác đã tổ chức hội thảo, cung cấp kỹ thuật trồng và chăm sóc atisô VietGAP cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, Trung tâm còn hỗ trợ một số lượng phân bón trị giá khoảng 2,5 triệu đồng/hộ sản xuất.
Chủ tịch Hội Nông dân phường 11 Hoàng Bá Bình cho biết, hiện chưa có doanh nghiệp nào đặt vấn đề thu mua các sản phẩm atisô VietGAP của bà con nông dân, ngoại trừ Công ty cổ phần Dược Lâm Đồng và một đơn vị ngoài tỉnh ký kết hợp đồng mua lá. Theo Chương trình trợ giá của UBND tỉnh Lâm Ðồng, mỗi kg lá atisô được tỉnh trợ giá để đảm bảo có mức thu thấp nhất 2.000 đồng/kg. Vấn đề đặt ra ở đây là giá lá atisô của những hộ nông dân trong tổ hợp tác và những hộ sản xuất bình thường đều như nhau.
Ông Nguyễn Đình Hùng (phường 11) cho biết gia đình cùng 3 hộ khác sau khi đăng ký và sản xuất atisô theo mô hình VietGAP, đã có doanh nghiệp tới đặt vấn đề thu mua atisô, nhưng chỉ thỏa thuận miệng, cuối cùng các hộ gia đình cũng buộc phải bán sản phẩm cho các thương lái như bao hộ sản xuất khác. Như vậy, người nông dân đã trồng atisô theo tiêu chuẩn “sạch” đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp nhưng vẫn không có đầu ra đảm bảo. Khi áp dụng quy trình VietGAP, nông dân phải đầu tư tốn kém, tuân thủ các quy định ngặt nghèo, nhưng giá tiêu thụ không tương xứng nên nhiều hộ dân chưa mặn mà với tiêu chuẩn VietGAP.
Hiện, thành phố Đà Lạt có gần 10 doanh nghiệp sản xuất atisô chưa kể còn có rất nhiều cơ sở gia công, chế biến nhỏ lẻ đang hoạt động. Để khôi phục lại những ưu thế của loại cây dược liệu này, ngành chức năng cần giải quyết tốt mối quan hệ hài hòa giữa lợi ích của nông dân và các nhà sản xuất, chế biến nông sản. Theo đó, một việc làm có lẽ tối ưu nhất hiện nay là triển khai chiến lược sản xuất cây atisô thông qua các hợp đồng tiêu thụ nông sản hàng hóa. Bên cạnh đó, nguồn giống atisô đang dần thoái hóa.
Các giống A75, A76, A80, A85, A86 mà bà con đang canh tác đã có tuổi thọ hơn 30 năm. Một cây atisô hiện nay chỉ còn cho năng suất 1,5 - 2kg bông, giảm hơn 3 lần so với mười năm về trước. Lắng nghe tâm tư, nguyện vọng của nông dân, Hội Nông dân P12 đã nhiều lần đề nghị phục tráng giống atisô nhưng vẫn chưa có những chuyển biến mạnh mẽ. Một vài hộ dân đã tiên phong tự liên hệ và mua hạt giống từ Pháp về trồng thử nghiệm, hiện chưa có kết quả. Và người dân trồng atisô vẫn mang trong lòng “nỗi niềm đặc sản” mà họ đã gắn bó, cố gắng duy trì sản xuất tư bao năm nay.
Có thể bạn quan tâm

Ngày 2-11, Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Sanh đã tổ chức đoàn khảo sát tình hình trồng rau an toàn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Cùng đi có lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật, đại diện Công ty TNHH Begreen (TP. Hồ Chí Minh). Chuyến khảo sát nhằm lựa chọn vùng đất phù hợp để có hướng đầu tư trồng rau theo công nghệ nano sinh học.

Bộ trưởng Cao Đức Phát đặc biệt lưu ý siêu são Haiyan đang giật trên cấp 17, được đánh giá là mạnh nhất 10 năm trở lại đây, đang đi chuyển rất nhanh, dự báo sẽ đổ bộ vào đất liền các tỉnh miền Trung từ tối ngày 10 đến rạng sáng 11-11.

Bình Thuận là một trong những bãi biển đẹp của Việt Nam, nhưng nguồn ô nhiễm môi trường đang ngày càng làm giảm đi vẻ đẹp nguyên sơ của vùng biển này.

Với đặc điểm dễ trồng và mau chóng cho thu hoạch, rong sụn đã được nhiều hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc TP Cam Ranh (Khánh Hòa) áp dụng nuôi trồng từ nhiều năm nay. Tuy nhiên, với phương pháp trồng dây đơn trên đáy hiện tại bà con cần phải chăm sóc rất kỹ lưỡng mới mong có lãi sau thu hoạch. Tiếp tục áp dụng thành công từ việc triển khai thí điểm dự án "Trồng rong sụn trong lồng lưới" do Trung tâm Khuyến nông quốc gia hỗ trợ đầu tư, đến nay, mô hình trồng rong sụn của các hộ dân ở phường Cam Phúc Bắc, Cam Ranh đã mang lại hiệu quả kinh tế thiết thực.

Mô hình nuôi cá chình trong lồng tre tuy rất mới nhưng đã mang lại thu nhập khá cao. Cách làm này đã giúp nhiều hộ gia đình tìm được hướng đi mới để xoay sở trong cuộc sống.