Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Chim Bồ Câu

Tìm Hướng Phát Triển Nghề Nuôi Chim Bồ Câu
Ngày đăng: 17/04/2014

Trong số các mô hình làm kinh tế gia đình, nuôi chim bồ câu là hướng đi khá mới của nhiều hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ ở xã Nam Hòa (Đồng Hỷ - Thái Nguyên). Nuôi bồ câu có ưu điểm là vốn đầu tư ít, dễ chăm sóc, cho thu nhập cao. Tuy nhiên hầu hết các gia đình ở đây đều đang phát triển đàn một cách cầm chừng bởi họ lo sẽ khó tìm nơi tiêu thụ ổn định.

Nuôi chim bồ câu không còn mới đối với nhiều gia đình ở Nam Hòa, nhưng trước kia hầu hết mỗi hộ chỉ nuôi vài ba đôi để “làm cảnh” và cải thiện bữa ăn gia đình. Nhưng 2 năm trở lại đây, nắm bắt được tâm lý nhiều người coi thịt chim bồ câu là thực phẩm lành, sạch và bổ dưỡng nên nhu cầu tiêu thụ rất lớn, nhiều hội viên phụ nữ đã đầu tư nuôi chim bồ câu với số lượng lớn hơn.

Hội Liên hiệp Phụ nữ xã hiện có khoảng gia đình 50 hội viên đang nuôi chim bồ câu, trong đó tập trung nhiều ở các xóm: Chí Son, Đầm Cỏ, Bờ Suối, Gốc Thị.

Bình quân mỗi nhà nuôi từ 15-20 đôi. Nhiều gia đình chọn phương thức nuôi chăn thả, một số khác nuôi nhốt. Là một trong những người tiên phong nuôi chim bồ câu theo hướng hàng hóa, năm 2012, chị Hoàng Thị Thảo, xóm Bờ Suối, đầu tư 40 đôi chim bồ câu giống. Với diện tích đất vườn đồi 2ha chị chọn phương pháp nuôi chim bồ câu thả tự nhiên.

Chuồng chim được thiết kế đơn giản, chỉ bằng cây tre, gỗ đóng thành từng giá chia làm nhiều ô, xung quanh được quây lưới và để một khoảng trống để chim có thể ra vào. Vừa nuôi chim bán, vừa để gây giống, gia đình chị hiện có trên 100 cặp chim bồ câu sinh sản đều đặn.

Chị Thảo cho biết: Bồ câu sinh trưởng và phát triển nhanh, từ lúc nở đến khi bồ câu ra ràng là 45 ngày. Trong khoảng thời gian ấy bồ câu mẹ có thể vừa đẻ vừa nuôi con. Hầu như lúc nào gia đình tôi cũng có chim bồ câu bán, số lượng nhiều hay ít tùy thời điểm.

Khi không có khách đến nhà mua, tôi đem ra chợ Thái bán với giá 90 nghìn đồng/cặp, còn chim giống là 120.000 đồng/cặp, mỗi tháng thu được 3 đến 5 triệu đồng. Mặc dù vậy chị Thảo cũng không khỏi lo lắng bởi hiện nay nhu cầu tiêu thụ chim bồ câu là khá lớn, ngoài các nhà hàng đặt mua, chị vẫn mang ra chợ để bán.

Nuôi chim bồ câu cho thu lợi trong thời gian ngắn, chi phí và rủi ro thấp nên phù hợp với cả những hộ khó khăn về vốn cũng như nguồn nhân lực. Nuôi chim hoàn toàn có thể tranh thủ thời gian, ngày chăn 2 lần và 3 ngày mới phải dọn chuồng một lần. Để phòng bệnh chỉ cần hòa thuốc vào nước cho chim uống.

Gia đình chị Hoàng Thị Sáu, xóm Gốc Thị, cuối năm 2012 chỉ mua được 20 cặp chim bồ câu giống, đến nay gia đình chị cũng đã nhân ra được 100 cặp.

Chị cho biết: Riêng năm ngoái gia đình tôi thu lãi được hơn chục triệu đồng. Nuôi chim bồ câu kinh tế hơn trồng cấy, chăn gà, lợn rất nhiều, lại ít lo bệnh tật. Hiện nay, gia đình tôi nuôi được bao nhiêu có khách hàng đến tận nhà mua hết. Có điều khách mua lần nào chúng tôi chỉ biết lần đó nên vẫn lo lắng về vấn đề tiêu thụ.

Theo tính toán, chi phí đầu tư ban đầu xây chuồng nuôi nhốt chim là không lớn. Mỗi cặp chim chỉ ăn hết khoảng vài lạng thóc gạo/ngày, với giá bán bình quân 90 nghìn/cặp, nếu chăn 100 cặp chim giống sẽ giúp người nuôi thu về khoảng 35-40 triệu đồng/năm, một nguồn thu khá lớn ở nông thôn nhất là đối với các hộ dân có vốn ít.

Tuy nhiên, thực tế nuôi chim bồ câu ở Nam Hòa vẫn đang chỉ được coi là nghề phụ, trong khi với nhiều gia đình nó lại là nguồn thu nhập chính. Chị Trần Thị Bắc, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ xã trăn trở: Hiện chúng tôi còn 20% hội viên phụ nữ nghèo (toàn xã có 1.734 hội viên), để giúp chị em thoát nghèo bền vững thì nuôi chim bồ câu có thể được coi là một hướng đi phù hợp.

Trong thời gian tới, Hội dự định sẽ tổ chức cho chị em thành lập các tổ, nhóm nuôi chim bồ câu. Chúng tôi tin, nếu được tiếp cận nhiều hơn với nguồn vốn hỗ trợ và đặc biệt tìm được đầu ra ổn định, lâu dài thì chim bồ câu sẽ trở thành vật nuôi giúp hội viên phụ nữ và nhiều người dân xóa đói, giảm nghèo và vươn lên làm giàu.


Có thể bạn quan tâm

Tháo Dỡ Bè Nuôi Tôm Hùm Trái Phép Ở Ninh Thuận Tháo Dỡ Bè Nuôi Tôm Hùm Trái Phép Ở Ninh Thuận

Ngày 5-10, UBND TP Phan Rang – Tháp Chàm (Ninh Thuận) đã tổ chức lực lượng cưỡng chế, tháo dỡ hàng loạt bè nuôi tôm trái phép tại khu vực gần bãi tắm Bình Sơn - Ninh Chữ.

06/10/2012
Trồng Mận Kinh Tế Cao Trồng Mận Kinh Tế Cao

Mận (roi) là giống cây ăn trái được trồng nhiều nơi trên thế giới. Ở nước ta, mận được trồng phổ biến ở miền Tây và Đông Nam Bộ, thích hợp ở nhiệt độ từ 28 - 30oC.

06/10/2012
Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau Mô Hình Công Thức Phân Bón Cho Cây Lúa Hiệu Quả Ở Cà Mau

Nhiều năm qua, nông dân trồng lúa ở Cà Mau sử dụng phân bón không theo một công thức nào mà chỉ bón theo cảm tính nên chi phí dành cho các loại phân bón, thuốc bảo vệ thực vật chiếm khá lớn. Việc áp dụng công thức phân bón cho cây lúa tại ấp 6, xã Khánh Hòa đã mang lại triển vọng giảm chi phí sản xuất của một vụ lúa…

07/10/2012
Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm Tín Hiệu Vui Từ Mô Hình Trồng Hoa Lan Thương Phẩm

Cuối tháng 10-2012, thực hiện chuyển giao mô hình sản xuất cấp huyện, Hội Nông dân huyện Ninh Sơn ký kết hợp đồng kinh tế với ông Cao Ngọc Sinh Yên (Phan Rang – Tháp Chàm) triển khai thí điểm mô hình trồng hoa lan (loại Dendro) tại khu phố 6, thị trấn Tân Sơn. Sau gần 7 tháng thực hiện, mô hình đã mang lại nhiều tín hiệu vui cho người trồng.

30/07/2013
Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54 Hội Thảo Đầu Bờ Giới Thiệu Giống Ngô Lai F1 NK 54

Ngày 21/6, UBND huyện Bảo Lâm phối hợp với Công ty TNHH Sygenta Việt Nam tổ chức hội thảo đầu bờ giới thiệu mô hình trình diễn giống ngô lai F1 NK 54.

21/06/2013