Tìm Hướng Phát Triển Bền Vững Lúa Mùa Nổi

Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển nông thôn – Trường đại học An Giang phối hợp UBND xã Vĩnh Phước (Tri Tôn - An Giang) tổ chức hội thảo “kết nối nông dân và doanh nghiệp trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi và khảo sát tiềm năng phát triển du lịch”. Qua đó, các doanh nghiệp thống nhất kế hoạch hợp tác với nông dân tiêu thụ sản phẩm lúa mùa nổi, các sản phẩm rau màu sản xuất trên nền diện tích lúa mùa nổi với giá ổn định; hình thành điểm du lịch lúa mùa nổi gắn với khung cảnh đồng quê xưa. Đồng thời, tiến tới xây dựng nhãn hiệu hàng hóa gạo lúa mùa nổi…
Lúa mùa nổi là cây lương thực đặc thù của vùng ĐBSCL trong giai đoạn trước và sau 1975. Tuy nhiên, hiện nay chỉ còn tồn tại ở xã Vĩnh Phước và Lương An Trà (Tri Tôn) với diện tích khoảng 40 héc-ta. Lúa mùa nổi ngoài phẩm chất gạo sạch (không bón phân, phun thuốc hóa học), gốc rạ tự nhiên của chúng còn giúp canh tác rau màu đạt năng suất cao, tiết kiệm nhiều chi phí.
Có thể bạn quan tâm

Trong năm 2015, các cấp hội nông dân (ND) huyện Châu Thành đã tích cực, chủ động trong việc tuyên truyền và vận động hội viên, nông dân tham gia phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn mới (NTM).

Hàng hóa được miễn thuế nhập khẩu và các loại thuế khác với giá trị không quá 2 triệu đồng/1 người/1 ngày/1 lượt.

Năm năm - khoảng thời gian không dài nhưng cũng đủ để nhìn nhận, đánh giá những thành tựu mà tỉnh ta đạt được và chỉ ra nguyên nhân của những hạn chế, khuyết điểm; để từ đó hoạch định những bước đi sát- đúng với thực tiễn của tỉnh và cả nước cho 5 năm đến.

Chương trình Mục tiêu quốc gia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) được triển khai đã nhận được sự đồng thuận từ các cấp ủy, chính quyền địa phương cho đến nhân dân ở nhiều địa phương. Nhờ đó, Chương trình này đã đạt được những kết quả tích cực, đời sống kinh tế- xã hội ở nông thôn có nhiều khởi sắc.

Chuyển giao khoa học công nghệ (KHCN), tiếp vốn cho người dân, doanh nghiệp (DN) vùng nông thôn đầu tư làm ăn.