Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ
Ngày đăng: 13/08/2013

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.

Anh Hệ kể, đầu tiên anh bắt tay vào nuôi gà sao (năm 2009). Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên việc nuôi gà sao của anh rất thành công. Cuối năm 2011, anh lại bắt tay vào nuôi kỳ đà. Để nuôi được con vật này, anh phải thường xuyên tìm hiểu thông tin trên Internet và các tài liệu khác học hỏi kinh nghiệm rồi lặn lội khắp nơi tìm mua con giống.

Anh Hệ cho biết, khí hậu nóng ấm tại Bình Dương rất thích hợp nuôi kỳ đà. Nuôi con vật này cũng không tốn kém diện tích, chuồng nuôi kỳ đà rộng khoảng 6m2 có thể nuôi được từ 20 – 30 con. Ngoài ra, thiết kế chuồng trại nuôi kỳ đà cũng rất đơn giản, ít tốn kém. Thức ăn của kỳ đà cũng rất dễ tìm như cóc, ếch, nhái hoặc nội tạng các con vật khác. Nhưng thức ăn phải đảm bảo tươi sống, không ôi thiu để kỳ đà không bị trướng hơi, sình bụng.

Thời gian cho kỳ đà ăn là khoảng 2 ngày cho ăn 1 lần. Nếu kỳ đà được chăm sóc tốt thì mỗi con có thể có trọng lượng trên 10kg, chiều dài có thể từ 2,5 – 3m. Anh Hệ cho biết kỳ đà phát triển nhanh, sau 1 năm có thể xuất chuồng đem bán được. “Trong 1 năm kỳ đà cái có thể đẻ 2 lứa với số lượng từ 15 – 17 trứng mỗi lứa nhưng chỉ có khoảng 35% trứng kỳ đà có thể nở thành con.” Chưa dừng lại ở đó, anh Hệ cho biết hiện anh đang nuôi thử nghiệm một số con cheo. Các con cheo đều đang phát triển rất tốt, Với những con vật nuôi trên, anh Hệ hy vọng khi nuôi thành công sẽ mang lại lợi nhuận cho người nuôi, bởi đối với những loại vật này thì thường có giá cao trên thị trường.


Có thể bạn quan tâm

Nỗ Lực Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Việc Nuôi, Chế Biến, Tiêu Thụ Cá Tra Nỗ Lực Tháo Gỡ Khó Khăn Cho Việc Nuôi, Chế Biến, Tiêu Thụ Cá Tra

Theo kết quả kiểm tra ban đầu về chính sách hỗ trợ người nuôi cá tra, 4 địa phương trọng điểm An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ có số dư tín dụng tại các ngân hàng thương mại phục vụ cho nuôi và chế biến cá tra khá cao và hầu hết các khoản vay đến kỳ đáo hạn đều được điều chỉnh lãi suất về mức 13 - 15%/năm.

04/10/2012
Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak Nhộn Nhạo Thị Trường Bơ Giống Ở Đak Lak

Đầu mùa mưa cũng là thời điểm bà con nông dân trong tỉnh Đak Lak bắt tay vào việc trồng mới các loại cây lâu năm. Tuy nhiên, khác với mọi năm, năm nay bơ được xem là cây trồng thu hút sự quan tâm hơn cả, khiến thị trường bơ giống cũng trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, vấn đề làm cho người dân luôn lo ngại là chất lượng cây giống trên thị trường rất khó nhận biết để chọn mua.

31/05/2013
Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau Xuống Giống Lúa - Tôm - Nông Dân Gặp Khó Do Ngập Úng Ở Cà Mau

Vụ lúa trên đất nuôi tôm năm 2012 bắt đầu gần 2 tháng nhưng diện tích xuống giống chỉ đạt hơn phân nửa so với chỉ tiêu kế hoạch. Nguyên nhân gây cản trở tiến độ xuống giống là do thời tiết bất ổn.

09/10/2012
Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp Nuôi Cá Nước Ngọt Chưa Thể Chuyên Nghiệp

Nghề nuôi cá nước ngọt trên địa bàn tỉnh Quảng Nam vẫn chưa phát huy hết tiềm năng do thiếu đầu tư hạ tầng bài bản và người dân vẫn còn sản xuất theo kiểu tự phát, nhỏ lẻ.

01/06/2013
Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu Sử Dụng Thóc Gạo Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi Mở Hướng Thay Thế Nguyên Liệu Nhập Khẩu

Việt Nam là nước nông nghiệp, sản lượng lúa đạt từ 42 - 43 triệu tấn/năm nhưng mỗi năm Việt Nam vẫn nhập khẩu gần 9 triệu tấn nguyên liệu để sản xuất thức ăn chăn nuôi (TĂCN). Hiện một số doanh nghiệp (DN) đã sử dụng thóc gạo thay thế ngô và lúa mỳ nhập khẩu trong sản xuất TĂCN, nhưng giá thành lại cao hơn. Nghịch lý này đòi hỏi phải sớm được tháo gỡ.

16/10/2012