Tìm Hướng Đi Từ Những Vật Nuôi Lạ

Các con vật lạ thường khó nuôi nhưng anh Mai Thế Hệ (ấp Bàu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương) lại có đam mê tìm hướng làm ăn từ những vật khó nuôi đó và bước đầu anh đã đạt những kết quả khả quan.
Anh Hệ kể, đầu tiên anh bắt tay vào nuôi gà sao (năm 2009). Nhờ chịu khó học hỏi kinh nghiệm nên việc nuôi gà sao của anh rất thành công. Cuối năm 2011, anh lại bắt tay vào nuôi kỳ đà. Để nuôi được con vật này, anh phải thường xuyên tìm hiểu thông tin trên Internet và các tài liệu khác học hỏi kinh nghiệm rồi lặn lội khắp nơi tìm mua con giống.
Anh Hệ cho biết, khí hậu nóng ấm tại Bình Dương rất thích hợp nuôi kỳ đà. Nuôi con vật này cũng không tốn kém diện tích, chuồng nuôi kỳ đà rộng khoảng 6m2 có thể nuôi được từ 20 – 30 con. Ngoài ra, thiết kế chuồng trại nuôi kỳ đà cũng rất đơn giản, ít tốn kém. Thức ăn của kỳ đà cũng rất dễ tìm như cóc, ếch, nhái hoặc nội tạng các con vật khác. Nhưng thức ăn phải đảm bảo tươi sống, không ôi thiu để kỳ đà không bị trướng hơi, sình bụng.
Thời gian cho kỳ đà ăn là khoảng 2 ngày cho ăn 1 lần. Nếu kỳ đà được chăm sóc tốt thì mỗi con có thể có trọng lượng trên 10kg, chiều dài có thể từ 2,5 – 3m. Anh Hệ cho biết kỳ đà phát triển nhanh, sau 1 năm có thể xuất chuồng đem bán được. “Trong 1 năm kỳ đà cái có thể đẻ 2 lứa với số lượng từ 15 – 17 trứng mỗi lứa nhưng chỉ có khoảng 35% trứng kỳ đà có thể nở thành con.” Chưa dừng lại ở đó, anh Hệ cho biết hiện anh đang nuôi thử nghiệm một số con cheo. Các con cheo đều đang phát triển rất tốt, Với những con vật nuôi trên, anh Hệ hy vọng khi nuôi thành công sẽ mang lại lợi nhuận cho người nuôi, bởi đối với những loại vật này thì thường có giá cao trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 12 vừa qua, cam sành thôn Thuốc Thượng 1, xã Tân Thành (Hàm Yên - Tuyên Quang) đã được Viện Khoa học sự sống (Bộ Nông nghiệp và PTNT) chính thức công nhận an toàn theo tiêu chuẩn VietGap. Đây tiếp tục là bước tiến quan trọng góp phần nâng cao giá trị cam sành Hàm Yên nói chung và vùng cam Tân Thành nói riêng.

Theo các hộ nông dân, bưởi đường lá cam Bạch Đằng hiện nay không đủ cung ứng cho các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm, trong đó thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là Hà Nội.

Năm 2007, ông Trần Minh Mẫn ở khu vực 2, phường Ba Láng (quận Cái Răng, TP Cần Thơ) thăm người bạn Việt kiều ở tỉnh Tiền Giang. Tại đó, ông được người bạn giới thiệu từng mua hai cây mít giống Myanmar đem về trồng nhưng không hợp phong thổ nên còi cọc, có một cây sống ra một cành duy nhất cho 3 trái. Người bạn biếu ông một trái làm quà.

Nghề nuôi tôm công nghiệp thất bát, nhiều nơi "treo" đầm; trong tình thế khó khăn ấy, trên địa bàn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) lại xuất hiện những cách làm sáng tạo, thay đổi quy trình sản xuất, đạt năng suất, sản lượng cao. Nông dân không chỉ trúng mùa mà còn trúng giá. Đây thật sự là một tín hiệu vui không chỉ cho người nuôi tôm công nghiệp mà còn cho nền kinh tế của huyện nhà.

Ghẹ vùng biển Trà Cổ (TP Móng Cái, Quảng Ninh) nổi tiếng có chất lượng ngon nhờ độ mặn nước biển cao. Tuy nhiên, sản phẩm này hiện không có nhãn mác và không phân loại. Điều này, khó tạo ra được lợi thế cạnh tranh với các loại ghẹ đến từ nơi khác khi xuất khẩu hoặc mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước...