Tìm hướng đi mới cho cây cà phê Tây Nguyên

Nhiều khó khăn
Với khí hậu thổ nhưỡng phù hợp, Tây Nguyên đã trở thành vùng trọng điểm cà phê vối của cả nước.
Không chỉ thế, cà phê Tây Nguyên còn được đánh giá là vượt trội hơn về hương vị so với các vùng khác.Việc phát triển theo hướng bền vững là cần thiết với ngành cà phê.
Những năm qua, công nghiệp chế biến của nước ta từng bước được hình thành và phát triển lớn mạnh, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
Chính ngành công nghiệp này đã đưa khối lượng và kim ngạch xuất khẩu cà phê của ta không ngừng tăng.
Hàng năm, có 95 - 97% tổng sản lượng cà phê trong nước được xuất khẩu đến 80 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 14% thị phần và xếp thứ 2 thế giới về xuất khẩu cà phê nhân.
Song những vấn đề nội tại là sự phá vỡ quy hoạch, bùng nổ diện tích, dẫn theo nhiều hệ lụy khác.
Theo quy hoạch thì đến năm 2020, diện tích cà phê cả nước dừng lại ở con số 600 ngàn ha (trong đó Tây Nguyên 530 ngàn ha).
Tuy nhiên đến năm 2014, cả nước đã có 641,7 ngàn ha, vượt gần 7% theo quy hoạch.
Trong đó, diện tích cà phê già cỗi, cần trồng thay thế, tái canh là 140- 160 ngàn ha.
Không chỉ thế, quá trình thoái hóa của cây cà phê diễn ra nhanh hơn do việc canh tác có nhiều bất ổn (do có khoảng 90% diện tích cà phê thuộc về nông hộ với trình độ canh tác thấp).
Những bất ổn ấy đó là việc bón phân không cân đối, lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, tưới nước quá mức làm suy giảm độ phì nhiêu của đất; nhiều vườn cà phê chưa coi trọng việc trồng cây che bóng và chắn gió (chỉ có 18,3% diện tích cà phê được trồng cây che bóng).
Trong khi đó, quá trình biến đổi khí hậu đang khiến nguồn nước ngày càng suy giảm, nạn hạn hán ngày càng khốc liệt…
Hướng đến sự bền vững
" Rất nhiều nông dân của ta đang có “tư duy ngắn hạn” đã “bóc lột” vườn cây quá mức khi mà giá cà phê tăng cao và ngược lại.
Điều này dẫn đến vườn cây sớm thoái hóa, chất lượng hạt giảm, ảnh hưởng đến môi trường...”.
TS Phan Huy Thông
Để khắc phục những bất ổn ấy, tại diễn đàn các nhà quản lý, các nhà khoa học, các doanh nghiệp cũng như nông dân đã đưa ra nhiều ý kiến xây dựng nhằm hướng đến một nền cà phê bền vững.
Đáng chú ý đó là giải pháp “Quản lý nước tưới tổng hợp cho cây cà phê” của TS Lê Ngọc Báu và TS Phạm Việt Hà (Viện Khoa học kỹ thuật nông- lâm nghiệp Tây Nguyên)
“Ứng dụng DRIS để bón phân theo chẩn đoán dinh dưỡng cho cà phê vối kinh doanh tại Tây Nguyên” của TS Nguyễn Văn Sanh (Trường Đại học Tây Nguyên),
“Quy trình kỹ thuật Tiến Nông chăm sóc cây cà phê kinh doanh” của Công ty CP Công- Nông nghiệp Tiến Nông;
Kết quả nghiên cứu về quá trình bón phân hợp lý cho cây cà phê của ThS Hồ Công Trực (Trung tâm Nghiên cứu đất, phân bón và môi trường Tây Nguyên); một số tiến bộ kỹ thuật thâm canh cà phê bền vững của Trung tâm Khuyến nông quốc gia…
Có thể bạn quan tâm

Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.

Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.

"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT

Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.

Cùng là nghề chăn nuôi, đầu tư vốn không lớn và thị trường tiêu thụ khá ổn định, trong khi đó hiệu quả lại cao hơn gấp 2 lần so với nuôi vịt thường. Đó là mô hình chăn nuôi vịt trời mà gia đình ông Trần Đình Tập, thôn Tân Hương, xã Thái Bảo, huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh thực hiện từ hơn một năm nay.