Tìm Giải Pháp Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả

Ngày 25-6, tại Công ty cà phê Thắng Lợi, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên.
Hội nghị đánh giá kết quả công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên trong 3 năm (2011-1013); đồng thời bàn những giải pháp tối ưu để áp dụng vào tái canh đại trà.
Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đến hết năm 2013, cả nước có hơn 622 nghìn héc-ta cà phê, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum với sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn.
Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta.
Thế nhưng, diện tích cà phê đã được tái canh còn rất thấp. Từ 2012 đến nay, ngoài Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã tái canh được trên 2.000 héc-ta bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp và vốn vay.
Việc tái canh ở những vườn cà phê già cỗi do các hộ nông dân quản lý diễn ra rất chậm, nguyên nhân chính do nguồn vốn đầu tư cho tái canh cao, khoảng 150 triệu đồng/ héc-ta trong 3 năm đầu.
Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đưa ra một số kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và địa phương để việc thực hiện công tác tái canh cà phê trong thời gian tới đạt hiệu quả cao. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm trình Đề án tái canh cà phê toàn diện để Chính phủ phê duyệt.
Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần giảm lãi suất cho vay; đồng thời có biện pháp triển khai giải ngân có hiệu quả nguồn vốn gói tín dụng cho chương trình tái canh cà phê ở Tây Nguyên (khoảng 12 nghìn tỷ đồng) để người dân có vốn thực hiện công tác tái canh.
Bên cạnh đó, Viện Khoa học Nông – Lâm – Nghiệp Tây Nguyên cần tập trung nghiên cứu ra những giống cà phê mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt; đồng thời tích cực phối hợp với các ban ngành tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao khoa học, công nghệ để người trồng cà phê học hỏi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp trồng và chăm sóc tốt nhất.
Các tỉnh cần rà soát lại quy hoạch diện tích trồng cà phê, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ việc tái canh cà phê là việc làm cần thiết và cấp bách; đồng thời có biện pháp hỗ trợ cho các hộ tái canh cà phê.
Có thể bạn quan tâm

Từ ngày 26.5 đến nay, hàng trăm tàu thuyền của ngư dân xã Nhơn Lý (TP Quy Nhơn - Bình Định) hành nghề mành trủ trúng đậm cá nục gai, cá giò; có thuyền trúng lớn đến 26 tấn cá. Giá cá nục gai ngày đầu 90 ngàn đồng/két (1 két 12 kg), cá giò 50 ngàn đồng/két, do sản lượng đánh bắt nhiều hiện giá cá nục gai giảm còn 70 - 75 ngàn đồng/két và 40 - 45 ngàn đồng/két cá giò.

Theo Cục Chế biến nông lâm thủy sản và Nghề muối, hiện sản phẩm cá tra đã có mặt ở 142 quốc gia và vùng lãnh thổ, chiếm 90% thị phần thế giới.

Nhờ nuôi cho lãi cao, ít dịch bệnh nên nhiều người dân ở xã An Phú (TP Tuy Hòa - Phú Yên) tập trung đầu tư phát triển đàn bò lai, góp phần ổn định cuộc sống.

Vài năm trở lại đây, cây ớt xuất khẩu đã trở thành một trong những cây trồng hàng hóa có hiệu quả kinh tế thuộc loại cao nhất trên các xứ đồng trong tỉnh Thanh Hóa. Nhiều địa phương đã liên hệ với các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh để ký hợp đồng trồng ớt cho các doanh nghiệp. Nông dân cũng có lãi cao và đem lại thành công trong việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng.

Mùa thu hoạch cao su đã đến nhưng hầu hết các hộ dân vẫn băn khoăn có nên tái đầu tư để mở miệng cạo hay không. Giá mủ hiện đã xuống thấp nhất trong gần 10 năm qua, dao động từ 280 đến 330 đồng/độ.