Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tìm Giải Pháp Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả

Tìm Giải Pháp Tái Canh Cà Phê Hiệu Quả
Ngày đăng: 28/07/2014

Ngày 25-6, tại Công ty cà phê Thắng Lợi, Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Đắc Lắc tổ chức Hội nghị sơ kết công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên.

Hội nghị đánh giá kết quả công tác tái canh cà phê vùng Tây Nguyên trong 3 năm (2011-1013); đồng thời bàn những giải pháp tối ưu để áp dụng vào tái canh đại trà.

Theo báo cáo của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam, đến hết năm 2013, cả nước có hơn 622 nghìn héc-ta cà phê, tập trung chủ yếu ở các tỉnh Đắc Lắc, Lâm Đồng, Đắc Nông, Gia Lai, Kon Tum với sản lượng đạt gần 1,4 triệu tấn.

Hiện nay, diện tích cà phê già cỗi hơn 20 năm tuổi khoảng 86 nghìn héc-ta, chiến 17,3% tổng diện tích. Ngoài ra còn có khoảng 40 nghìn héc-ta dưới 20 năm, nhưng đã có biểu hiện già cỗi, sinh trưởng kém, năng suất thấp. Tổng diện tích cà phê cần thay thế trong 5 đến 10 năm tới khoảng 140 đến 160 nghìn héc-ta.

Thế nhưng, diện tích cà phê đã được tái canh còn rất thấp. Từ 2012 đến nay, ngoài Tổng Công ty Cà phê Việt Nam đã tái canh được trên 2.000 héc-ta bằng nguồn vốn của các doanh nghiệp và vốn vay.

Việc tái canh ở những vườn cà phê già cỗi do các hộ nông dân quản lý diễn ra rất chậm, nguyên nhân chính do nguồn vốn đầu tư cho tái canh cao, khoảng 150 triệu đồng/ héc-ta trong 3 năm đầu.

Tại hội nghị, các đại biểu đã thảo luận đưa ra một số kiến nghị với các bộ, ngành Trung ương và địa phương để việc thực hiện công tác tái canh cà phê trong thời gian tới đạt hiệu quả cao. Cụ thể, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm trình Đề án tái canh cà phê toàn diện để Chính phủ phê duyệt.

Đối với Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cần giảm lãi suất cho vay; đồng thời có biện pháp triển khai giải ngân có hiệu quả nguồn vốn gói tín dụng cho chương trình tái canh cà phê ở Tây Nguyên (khoảng 12 nghìn tỷ đồng) để người dân có vốn thực hiện công tác tái canh.

Bên cạnh đó, Viện Khoa học Nông – Lâm – Nghiệp Tây Nguyên cần tập trung nghiên cứu ra những giống cà phê mới có năng suất cao, kháng bệnh tốt; đồng thời tích cực phối hợp với các ban ngành tổ chức các buổi hội thảo chuyển giao khoa học, công nghệ để người trồng cà phê học hỏi kinh nghiệm và rút ra những phương pháp trồng và chăm sóc tốt nhất.

Các tỉnh cần rà soát lại quy hoạch diện tích trồng cà phê, đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các hộ nông dân và doanh nghiệp nhận thức rõ việc tái canh cà phê là việc làm cần thiết và cấp bách; đồng thời có biện pháp hỗ trợ cho các hộ tái canh cà phê.


Có thể bạn quan tâm

Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Hiệu Quả Kinh Tế Từ Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm

Dự án “Mô hình tưới nước tiết kiệm cho dân nghèo Nam Trung Bộ tại Ninh Thuận” được Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Tổ chức iDE triển khai thực hiện từ tháng 2-2011. Qua hơn 2 năm thực hiện, mô hình không chỉ giúp người dân giải quyết vấn đề khó khăn về nước sản xuất, nâng cao năng suất cây trồng mà còn góp phần quan trọng bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường trên những vùng đất khô cằn.

29/07/2013
Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa Hiệu Quả Lúa Lai Arize B-TE1 Vùng Tôm Lúa

ĐBSCL là vựa lúa lớn nhất của cả nước, với diện tích canh tác hàng năm hơn 4 triệu ha, chiếm khoảng 50% sản lượng lúa cả nước. Tuy nhiên, đây là một trong 5 vùng bị tác động mạnh của biến đổi khí hậu nên nông nghiệp ĐBSCL đang đứng trước những thách thức lớn.

06/09/2013
Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi Giá Tăng, Nông Dân Nuôi Cá Bè Phấn Khởi

Mấy ngày nay, nông dân nuôi cá điêu hồng trên bè ở Tiền Giang phấn khởi do giá cá điêu hồng nằm ở mức 41.000 đồng/kg, tăng 3.000 đồng/kg so với tuần trước. Với giá bán này, sau khi trừ mọi chi phí, người nuôi cá bè có thể lãi trên 50 triệu đồng/bè khi thu hoạch.

10/06/2013
Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình Phát Triển Nghề Nuôi Cá Lồng Bè Trên Hồ Định Bình

Năm 2009, Sở NN-PTNT phối hợp với Sở KH-CN Bình Định thực hiện đề tài “Đánh giá tiềm năng và xây dựng quy trình kỹ thuật ương - nuôi cá điêu hồng trong lồng năng suất cao” phù hợp trên các hồ chứa nước lớn của tỉnh. Kết quả của đề tài đã thúc đẩy phát triển nghề nuôi cá điêu hồng lồng bè ở hồ Định Bình trên địa bàn huyện Vĩnh Thạnh.

09/09/2013
Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP Tập Huấn Nuôi Ghép Cá Rô Phi Đơn Tính Đực Theo Quy Trình VietGAP

Ngày 29/8/2013, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng tổ chức tập huấn lần 2 mô hình nuôi ghép cá rô phi đơn tính đực khu vực miền núi theo quy trình GAP tại hội trường Trung tâm Nông nghiệp huyện Lâm Hà.

09/09/2013