Tìm giải pháp quản lý chất lượng vật tư đầu vào trong nuôi tôm công nghiệp

Tại hội thảo, người nuôi tôm trong huyện nêu lên nhiều bức xúc, như tình trạng vật tư đầu vào, nhất là các loại thuốc thú y thuỷ sản đang ở mức cao; tình trạng con giống kém chất lượng vẫn còn bán trên thị trường;
Điện trong nuôi tôm công nghiệp của một số hộ dân chậm được áp giá, từ đó người nuôi tôm không có lãi trước giá tôm xuống thấp như hiện nay.
Giải pháp được đưa ra tại hội thảo là ngành chức năng của Sở NN&PTNT cũng như người dân cần thực hiện liên kết trong khâu kiểm tra đầu vào về thuốc thú y thuỷ sản, con giống...
Khi phát hiện tình trạng hàng kém chất lượng thì thông báo ngay cho ngành chức năng kịp thời xử lý.
Tăng cường khâu tuyên truyền cho các hộ nuôi cảnh giác trước những công ty bán hàng trôi nổi; các đại lý bán thuốc, thức ăn cần có bản doanh mục thuốc, thức ăn được phép lưu hành để người dân lựa chọn và sử dụng.
Mỗi địa phương cần cử cán bộ chuyên môn kiểm tra định kỳ các cơ sở kinh doanh đạt loại C, nếu các cơ sở này tái phạm thì xử lý theo thẩm quyền;
Nếu mức độ sai phạm nghiêm trọng thì báo cáo về tổ liên ngành xử lý theo pháp luật...
Có thể bạn quan tâm

Cây hồ tiêu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nông dân trên địa bàn tỉnh. Do đó, diện tích trồng tiêu của tỉnh không ngừng tăng qua các năm và huyện Mang Yang cũng không nằm ngoài xu hướng đó.

Vượt qua hơn 20km đường đồi núi, chúng tôi đến thăm gia đình ông Vũ Tuấn Khích ở xóm Giếng - Hợp Thành - Kỳ Sơn – TP Hoà Bình. Ông là người đầu tiên đưa mô hình nuôi dế vào phát triển kinh tế hộ gia đình. Ông nhận thấy đây là loài côn trùng dễ nuôi, vốn đầu tư ít mà hiệu quả thu về lại cao.

Được tỉnh Hậu Giang lựa chọn là một trong bốn cây trồng chủ lực để phát triển, nhưng cây khóm Hậu Giang vẫn chưa thể mang lại hiệu quả kinh tế ổn định cho những người đã gắn bó hàng chục năm với cây trồng này.

Ba Vì (Hà Nội) là huyện có tiềm năng và thế mạnh trong phát triển chăn nuôi bò sữa bởi đất đai rộng, nguồn thức ăn xanh sẵn, lại có nhà máy chế biến sữa lớn trên địa bàn.

2 tháng trở lại đây ở Hồng Ngự (Đồng Tháp), cá điêu hồng liên tục tăng giá từ 28.000 đồng/kg lên 34.000 đồng/kg, hiện đang ở mức 37.000 đồng/kg. Với mức giá này, người nuôi cá đạt lợi nhuận trên dưới 10.000 đồng/kg.