Tìm Giải Pháp Phòng Trừ Cá Lau Kiếng

Trước sự phát tán quá nhanh và mức độ nguy hại của cá lau kiếng, Sở KH-CN vừa chỉ định Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Bạc Liêu triển khai đề tài nghiên cứu khoa học: “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”. Mục tiêu đề tài là nhằm xác định vùng phân bố và mức độ phong phú của nó so với các loài cá bản địa, đồng thời đưa ra giải pháp phòng trừ hiệu quả.
Đề tài thực hiện trong vòng 1 năm (từ tháng 7/2013 - 7/2014). Theo thuyết minh đề tài, cá lau kiếng là loài sinh vật ngoại lai. Sự tồn tại của nó đã uy hiếp đến sự phát triển các loài thủy sản bản địa.
Đánh giá ban đầu của tác giả đề tài thì cá lau kiếng là loài ăn tạp, ăn tảo đáy và mùn bã hữu cơ nên nó cạnh tranh gay gắt thức ăn với các loài thủy sản bản địa. Khi đàn cá lau kiếng càng phát triển thì khả năng cung cấp thức ăn và nơi cư trú cho các loài thủy sản bản địa càng giảm dần (nhất là động vật đáy và côn trùng). Do cá ăn bùn đất nên có thể làm thay đổi nền đáy và các chất dinh dưỡng nền đáy sẽ bị chuyển hóa sớm hơn bình thường trong chuỗi thức ăn.
Đặc biệt, nó gây tác động trực tiếp đến những loài có cùng chuỗi thức ăn với nó. Cá lau kiếng có thể ăn cả trứng và cá con của các loài cá bản địa. Từ tập tính ăn tạp ở tầng đáy nên chúng “cày xới” nền đáy, tác động trực tiếp đến hệ thực vật thủy sinh ở nền đáy và ảnh hưởng đến cả hệ sinh thái. Vì cá lau kiếng thường đào hang để trú ẩn (chiều dài hang phổ biến từ 0,5 - 1m) nên dễ gây ra xói lở bờ sông, kênh, rạch, ao đìa…
Theo khảo sát sơ bộ của tác giả, cá lau kiếng có thể sống trong môi trường ẩm thấp, ngay cả khi mực nước thấp hơn miệng hang. Phạm vi phân bố của nó rất rộng, từ nơi có nước chảy mạnh đến nước chảy yếu, từ hàm lượng ôxy hòa tan thấp đến ôxy hòa tan cao. Ngay cả ở vùng ven biển, cá lau kiếng cũng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng sản lượng khai thác của ngư dân.
Cá lau kiếng khi di nhập vào môi trường mới sẽ gia tăng nhanh về số lượng trong thời gian ngắn. Một khảo sát thú vị khác nữa là các loài chim biển rất thích ăn thịt cá lau kiếng (do cá có kích thước to và ít di chuyển), tuy nhiên, khi ăn thì chim rất dễ chết do mắc vào gai cá.
Tác giả đề tài khẳng định, dù cá lau kiếng đã bùng phát khắp vùng ĐBSCL ở mức đáng báo động, làm cho đa dạng sinh học bị giảm sút và nghiêm trọng hơn là sự tuyệt chủng một số loài cá, nhưng đến nay, tác hại của loài cá này vẫn chưa được cảnh báo đúng mức.
Thạc sĩ Phạm Hoàng Minh - Phó Giám đốc Sở KH-CN cho biết, trong phạm vi đề tài “Đánh giá sơ bộ sự phát tán và tác hại của cá lau kiếng trên địa bàn tỉnh”, mong muốn của tỉnh là xác định được vùng phân bố và mức độ phong phú của cá lau kiếng so với các loài cá bản địa có giá trị kinh tế. Qua đó, sẽ có giải pháp phòng trừ một cách hiệu quả, ngăn ngừa thiệt hại tiếp theo do sinh vật ngoại lai này mang lại.
Có thể bạn quan tâm

Thành ủy Hội An vừa tổ chức hội nghị sơ kết đánh giá 5 năm thực hiện Kết luận 61 của Ban Bí thư Trung ương Đảng và Quyết định 673 của Thủ tướng Chính phủ về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam.

Gần 10 năm nay, hơn 120ha lúa ở xã Tịnh Đông, huyện Sơn Tịnh luôn rơi vào cảnh thiếu nước trầm trọng từ vụ hè thu sang vụ đông xuân. Làm nông không đạt, nhiều gia đình phải tha phương kiếm sống. Những người già, trẻ em còn bám trụ lại vẫn nhọc nhằn với mảnh ruộng khô cằn, thiếu nước quanh năm.

Sáng 2.10, Sở NN&PTNT tổ chức Hội thi bò cái lai Zebu sinh sản lần thứ 3 năm 2014”. 7 huyện, thành phố trong tỉnh đã về tham dự Hội thi.

Từ chỗ quanh năm chỉ biết đốt nương làm rẫy, một năm may ra chỉ đủ ăn từ 3 đến 5 tháng thì nay nhờ vào cây sắn mà cuộc sống của người dân vùng Lìa đã khởi sắc, không chỉ đủ ăn, đủ mặc mà nhiều hộ đã làm giàu từ cây sắn trên vùng đất khó ngày nào.

Trong những ngày này, đến thôn Tân Trại I, xã Vĩnh Giang (Vĩnh Linh, Quảng Trị) chúng tôi chứng kiến không khí lao động thật sôi nổi, nhà nào cũng đầu tư trồng hồ tiêu. Bên cạnh việc thu mua cây choái bản địa, nhiều hộ còn ra tận Hà Tĩnh, Nghệ An để mua cây choái. Giá một cây choái hiện tại giao động từ 150 đến 180 ngàn đồng, cao gấp 10 lần so với 5 năm về trước nhưng vẫn được nông dân đầu tư.