Tìm Giải Pháp Cho Cây Mía Phát Triển Bền Vững

Theo các chuyên gia ngành mía đường, tuy diện tích trồng mía mỗi năm một tăng, năng suất, chất lượng cây mía Việt Nam có được cải tiến nhưng còn chậm, dẫn đến năng lực cạnh tranh của ngành mía đường không cao.
Hiện nay, năng suất mía đường bình quân của nước ta đạt từ 5,5 đến 5,8 tấn/ha, bằng 1/2 so với năng suất mía đường bình quân của thế giới. Bên cạnh đó, khâu tổ chức thu hoạch, vận chuyển chưa tốt, mía thu hoạch sau nhiều ngày mới được đưa về nhà máy nên tổn thất sau thu hoạch lớn.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, trong vài năm tới, tình hình dư thừa đường trên thế giới còn khá lớn, hiện tại thừa cung khoảng 10 triệu tấn.
Trong nước hiện còn 1,53 triệu tấn đường, trong khi nhu cầu tiêu dùng trong năm 2013 khoảng 1,3 đến 1,4 triệu tấn, chưa kể lượng đường nhập khẩu theo cam kết gia nhập WTO. Ngoài chất lượng, năng suất thấp, thì chi phí đầu tư sản xuất mía, chế biến đường của Việt Nam còn khá cao.
Với những bất cập trên, đòi hỏi ngành chức năng, ngành mía đường và người trồng mía cần đẩy mạnh chuyển giao khoa học kỹ thuật trong sản xuất, quy hoạch vùng nguyên liệu sản xuất tập trung; đầu tư các trang thiết bị công nghệ cao vào chế biến, hạn chế thấp giá thành đầu tư, giá thành sản phẩm…
Cùng với đó, từng ngành, địa phương tăng cường công tác kiểm soát đường lậu, các cơ sở, doanh nghiệp làm ăn bất chính, bảo vệ người sản xuất, kinh doanh mía đường phát triển ổn định.
Người trồng mía cần áp dụng đồng bộ các giải pháp để nâng cao năng suất, chất lượng, trong đó chú ý về giống, vùng nguyên liệu; các nhà máy phối hợp nhịp nhàng trong khâu thu hoạch, thu mua, chế biến; tiếp tục nghiên cứu đa dạng hóa sản phẩm phù hợp với thị trường, tận dụng các phế phụ phẩm của sản xuất đường để sản xuất phân vi sinh, cồn, điện… nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất.
Niên vụ mía 2012 - 2013, cả nước trồng hơn 298.000 ha mía, tăng hơn 15.000 so với vụ trước, năng suất bình quân đạt 63,9 tấn/ha, tăng 2,2 tấn/ha; tổng sản lượng mía thu được 19,04 triệu tấn, tăng 1,5 triệu tấn so với cùng kỳ; sản xuất được 1,53 tấn đường, góp phần nộp ngân sách trên dưới 1.000 tỷ đồng.
Niên vụ mía 2013 - 2014 nông dân đã xuống giống khoảng 306.000 ha, tăng khoảng 8.000 ha so với cùng kỳ, phần lớn diện tích mía được các nhà máy ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm, với giá tương đương so với vụ trước. Dự kiến, sẽ cho thu hoạch vào cuối năm 2014, với sản lượng ước đạt khoảng 19,6 triệu tấn.
Có thể bạn quan tâm

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NN&PTNT), trong tháng 10/2014, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam ước đạt 528 triệu USD, nâng giá trị xuất khẩu trong cả 10 tháng đầu năm đạt 4,98 tỷ USD, tăng 12,8% so với cùng kỳ năm 2013.

Theo Phòng Nông nghiệp - PTNT huyện Đắk R’lấp thì hiện nay, toàn huyện có gần 16.500 ha cà phê; trong đó, có gần 30% diện tích vườn cây trồng bằng giống kém chất lượng, suy giảm năng suất và nhiều vườn cây già cỗi, cần phải chuyển đổi dần để tái canh hàng năm.

Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Phụng Hiệp luôn tích cực triển khai các phong trào thi đua, vận động hội viên tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động... qua đây, góp phần không nhỏ giúp địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đề ra.