Tìm Đầu Ra Cho Sò Huyết

Trong thời gian qua, mô hình nuôi cá bống tượng và các loài cá nước ngọt, lợ khác phát triển khá mạnh ở huyện Cái Nước (Cà Mau). Qua đó góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống người dân. Tuy nhiên, do đầu ra không ổn định, người dân nhiều phen khốn đốn vì trúng mùa nhưng không trúng giá.
Hiện nay, con sò huyết cũng là đối tượng được chính quyền ấp Khánh Tư, xã Đông Thới, huyện Cái Nước, khuyến khích người dân phát triển sản xuất và thời gian qua nó cũng đem lại hiệu quả khá khả quan. Tuy nhiên, để mô hình này phát triển thì việc tìm đầu ra cần được quan tâm một cách sâu sát và triệt để.
Với thế mạnh dễ dàng trong khâu nuôi như: kỹ thuật đơn giản, ít tốn công chăm sóc, mức độ rủi ro ít, giá cao, lại phù hợp với vùng có nhiều phù sa và thuỷ triều lên xuống, hơn 2 năm qua, đặc biệt là từ đầu năm 2012 đến nay, hiệu quả từ mô hình nuôi sò huyết thương phẩm mang lại cho người dân ấp Khánh Tư là không nhỏ. Nhiều hộ gia đình vươn lên khá giàu.
Tuy nhiên, theo phản ánh của một số người dân thì thương lái thường xuyên mua ép giá sò của họ. “Giá trung bình 1 kg sò từ 55.000 - 65.000 đồng tuỳ con lớn hay nhỏ, nhưng họ chỉ mua với giá 45.000 - 55.000 đồng, cò kè dữ lắm họ mới chịu mua lên cho mình”, một người dân ở ấp Khánh Tư chia sẻ.
Anh Nguyễn Thanh Sang, người dân ấp Khánh Tư, cho biết: “Do các thương lái thường hạ giá xuống thấp hơn thị trường nên nhiều người đã tự mang sò đi Cái Nước bán. Nhưng trừ chi phí đi lại cũng không còn lời được bao nhiêu”.
Phó Chủ tịch UBND xã Đông Thới Lê Hoàng Anh cho biết: “Việc tìm đầu ra cho con sò huyết vẫn là vấn đề nan giải. Đa số thương lái đều làm ăn nhỏ lẻ theo hộ gia đình, họ mua sò của người dân và bán lại cho các cơ sở lớn, nên sẽ khó khăn khi thuyết phục họ mua với giá cao. Hiện xã đang liên hệ với các chủ cơ sở để thu mua sò ổn định cho bà con”.
Một khi mô hình nuôi sò huyết được nhân rộng thì việc tìm đầu ra cho con sò huyết là việc làm cấp bách cần có sự quan tâm vào cuộc đồng bộ của cơ quan chức năng. Có như thế con sò huyết mới không phải chịu chung số phận với con cá bống tượng.
Có thể bạn quan tâm

Tết Nguyên đán Giáp Ngọ vừa qua được xem là cái Tết được mùa của người chăn nuôi heo ở TP.Sa Đéc (Đồng Tháp) khi giá heo hơi lên đến 5 triệu đồng/tạ. Với mức giá này, hầu hết người chăn nuôi heo đều có lãi. Hiện nay, nhiều hộ chăn nuôi heo trên địa bàn TP.Sa Đéc đang khẩn trương thực hiện tái đàn để phát triển sản xuất, đảm bảo cung ứng sản phẩm phục vụ nhu cầu tiêu thụ của người dân.

Từ trước Tết Nguyên đán đến nay, ở các xã Xuân Phước, Xuân Quang 3 (Đồng Xuân - Phú Yên) liên tục xảy ra tình trạng gà, vịt chết hàng loạt. Khác với các đợt dịch trước, đợt này nhiều gia đình bị sạch chuồng, thiệt hại kinh tế không nhỏ.

Theo thông tin từ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bát Xát (Lào Cai), năm 2014, huyện xây dựng kế hoạch phát triển 150 ha cây đương quy.

Năm 2014, huyện có kế hoạch nhân rộng mô hình lên tổng cộng 6.000ha. Riêng vụ Đông Xuân 2013- 2014, đã thực hiện 2.121,85ha với 3.548 hộ nông dân tham gia ở tất cả các xã trong huyện (1 xã 1 mô hình).

Đến kỳ thu hoạch, tiêu cho hiệu quả hơn hẳn so với cây trồng khác nên bà Huệ đã cưa cà phê, nhãn để trồng thêm 6 sào tiêu. Năm 2013, hơn 1.000 nọc tiêu của gia đình bà cho năng suất gần 3 tấn, dự kiến năm nay tăng khoảng 1 tấn.