Tiền Giang đầu tư nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính

Ông Lương Thanh Văn (Việt Kiều Úc), Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc cho biết, sau một thời gian tìm hiểu, nghiên cứu, khảo sát tính khả thi thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính, cũng như tìm hiểu chính sách và môi trường đầu tư của tỉnh Tiền Giang, Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc đã có văn bản đề nghị UBND tỉnh Tiền Giang và các Sở, Ban, Ngành xem xét, đồng ý nội dung đề nghị chấp thuận thực hiện dự án nuôi tôm thương phẩm siêu thâm canh công nghệ cao trong nhà kính tại huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang.
Mục tiêu của dự án là sản xuất chế biến, kinh doanh tôm thương phẩm với quy mô từ 100-300 tấn/ha mặt nước nuôi/năm tại ấp Cồn Cống, xã Phú Tân, huyện Tân Phú Đông, tỉnh Tiền Giang với nhu cầu sử dụng đất dự kiến là 350 ha.
Hình thức thực hiện là đầu tư mới (có phân kỳ giai đoạn thực hiện) do Công ty Cổ phần Việt Úc làm chủ đầu tư thực hiện dự án với tổng sống vốn đầu tư dự kiến là 500 tỷ đồng từ nguồn vốn tự có của Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc.
Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc sẽ đầu tư khu nuôi 150 ha trong giai đoạn 1, thời gian xây dựng dự kiến 12-20 tháng kể từ ngày có giấy chứng nhận đầu tư. Giai đoạn 2, Công ty sẽ đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12-15 tháng tiếp theo.
Giai đoạn 3, Công ty sẽ tiếp tục đầu tư khu nuôi 100 ha, thời gian xây dựng dự kiến 12-15 tháng tiếp theo. Thời gian thực hiện dự án và hoạt động dự án là 50 năm. Loại hình đầu tư thành lập Công ty mới 100% vốn nước ngoài.
Theo ông Lương Thanh Văn, việc đầu tư xây dựng dự án nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính sẽ mang lại hiệu quả kinh tế lớn cho ngành thủy sản của địa phương và tỉnh nhà, góp phần đẩy mạnh phát triển kinh tế của toàn tỉnh. Trong quá trình xây dựng, dự án sẽ tạo ra nhiều việc làm cho lao động địa phương và sử dung nguồn nguyên liệu có sẵn tại địa phương.
Sau khi dự án hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động sẽ tạo thêm việc làm cho lao động địa phương (dự kiến 400 lao động), thu hồi vốn đầu tư và đem lại hiệu quả kinh tế, đóng góp vào ngân sách địa phương.
Trước đó, ngày 25/3/2015, tại ấp Vĩnh Lạc (xã Vĩnh Thịnh, H.Hòa Bình, Bạc Liêu), Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu (thuộc Công ty Cổ phần Thủy sản Việt Úc) cũng đã tổ chức thả tôm giống theo mô hình “Nuôi tôm siêu thâm canh trong nhà kính”.
Dự án được triển khai tại Bạc Liêu có quy mô diện tích sản xuất 50 ha, được chia làm 414 ao nuôi, mỗi ao rộng 500 m2, mật độ thả giống từ 200-500 con/m2, tổng vốn đầu tư 180 tỉ đồng. Trong giai đoạn 1, Công ty CP Việt - Úc Bạc Liêu tổ chức thả nuôi 90 ao.
Có thể bạn quan tâm

Đầu năm mới 2014, ngư dân xã Cảnh Dương (Quảng Trạch - Quảng Bình) đã trúng mùa cá khoai. Đặc biệt, thời tiết thuận lợi đã tạo điều kiện cho ngư dân tiếp tục ra khơi đánh bắt. Tại các bến cá của xã Cảnh Dương, thuyền đánh cá của ngư dân liên tục cập bến và mỗi ngày sản lượng cá khoai đánh bắt ước tính từ 10 đến 15 tấn. Đối với ngư dân trong xã thì đây được coi là vụ mùa “bội thu” cá khoai...

Những ao nuôi tôm thẻ chân trắng liên tiếp được đào mới từ những rẫy mía ven Sông Hậu thuộc địa bàn huyện Long Phú và Cù Lao Dung (Sóc Trăng).

Cũng như bao vùng quê khác ở vùng Đồng bằng sông Hồng, nghề làm vườn và kinh tế VAC ở Vĩnh Phúc đã có từ lâu đời. Những tên đất, tên miền gắn với từng sản vật đã trở nên nổi tiếng như dứa Hướng Đạo, vải Can Bi, cá Đầm Rưng... Bắt nhịp với truyền thống đó, ngay từ khi mới thành lập, Hội Làm vườn (HLV) Vĩnh Phúc đã vận động, chỉ đạo nông dân và hội viên thực hiện phong trào cải tạo vườn tạp, phát triển vườn chuyên canh với những giống cây trồng cho hiệu quả, năng suất cao.

Đại học NationalChengKungUniversity tại Tainan, Đài Loan đã công bố công nghệ cho phép người nuôi tôm sớm xác định được vi khuẩn gây ra dịch bệnh EMS.

Xã Hòa Phong có hơn 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông. Năm 2010, qua khảo sát và điều tra, trên địa bàn xã có 2.000 người có nhu cầu học nghề. Từ đó, xã xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho nông dân, phân công và giao nhiệm vụ vận động nông dân học nghề cho cán bộ xã.