Tiểu thương cam kết không nhập khoai tây ngoại về chợ Đà Lạt

Phó trưởng phòng Kinh tế Đà Lạt Nguyễn Văn Tín cho biết ngày 29/10 vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã có văn bản gửi tất cả các tiểu thương kinh doanh khoai tây trong chợ nông sản Đà Lạt ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc kể từ ngày 1/11.
Kết quả, toàn bộ 24/24 hộ kinh doanh khoai tây Đà Lạt tại đây đã ký cam kết không nhập khoai tây ngoại nhập về chợ; tránh tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín nông sản Đà Lạt.
Đoàn công tác liên ngành sẽ thường xuyên có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt đến hết 21/12 tới.
Phòng Kinh tế cũng vận động tiểu thương kinh doanh sau khi bán hết khoai tây nhập khẩu hiện có và chuyển sang kinh doanh các mặt hàng nông sản Đà Lạt khác để đảm bảo hoạt động của chợ đầu mối cũng như đời sống của các hộ tiểu thương trước khi khoai tây Đà Lạt vào mùa.
Hiện tại, Đà Lạt đã có khoai tây thu hoạch sớm nhưng rất ít; chính vụ thu hoạch thường bắt đầu từ đầu tháng Hai hàng năm.
Qua ghi nhận từ 2 ngày nay, các tiểu thương đã chấp hành lệnh cấm nhập khoai tây ngoại, không có bất kỳ xe container nào đưa hàng khoai tây nhập từ Trung Quốc về chợ.
Lượng khoai tây Trung Quốc đã chuyển vào chợ nông sản Đà Lạt trước đó vẫn được các tiểu thương kinh doanh, buôn bán bình thường.f
Có thể bạn quan tâm

Do thời tiết nắng nóng kéo dài, nhiều diện tích lúa, ngô, đậu tương ở tỉnh Hà Giang bị giảm năng suất hoặc mất trắng. Nặng nhất là ở hai huyện phía tây của tỉnh là Hoàng Su Phì và Xín Mần có hàng trăm ha ngô đến kỳ cho thu hoạch người dân mới phát hiện ra bắp ngô chỉ có nõn chứ không có hạt hoặc có cũng rất ít.
Liên tục các vụ sản xuất lúa gần đây, nông dân ở xã Long Khánh A và Long Khánh B (huyện Hồng Ngự, tỉnh Đồng Tháp) “đau đầu” khi xuống giống xong, lúa không đâm chồi, chết cây giai đoạn mạ hoặc một số diện tích khác khi trổ chín bị rụt bông, không thu hoạch được.
Với đặc tính hạt màu vàng cam, dạng nửa đá, múp đầu, sâu cay, hạt to nặng, SSC 2095 hoàn toàn đáp ứng được yêu cầu thị hiếu của nông dân.

Cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y; giá trị kinh tế không cao. Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm. Vì sao?

Ở tỉnh Bình Định, mì là một cây màu chủ lực, với diện tích trên dưới 10.000 ha/năm.Thu nhập từ cây mì là nguồn thu nhập đáng kể của hàng ngàn hộ nông dân, góp phần xóa đói giảm nghèo... Tuy nhiên, năng suất mì ở tỉnh ta chưa cao (khoảng 24,3 tấn/ha năm 2014), hàm lượng tinh bột thấp và độ đồng đều không cao; nguy cơ bạc màu, xói mòn rửa trôi đất trồng vẫn tiềm ẩn.