Tiểu thương cam kết không nhập khoai tây ngoại về chợ Đà Lạt

Phó trưởng phòng Kinh tế Đà Lạt Nguyễn Văn Tín cho biết ngày 29/10 vừa qua, Phòng Kinh tế thành phố Đà Lạt đã có văn bản gửi tất cả các tiểu thương kinh doanh khoai tây trong chợ nông sản Đà Lạt ký cam kết không nhập khoai tây có nguồn gốc từ Trung Quốc kể từ ngày 1/11.
Kết quả, toàn bộ 24/24 hộ kinh doanh khoai tây Đà Lạt tại đây đã ký cam kết không nhập khoai tây ngoại nhập về chợ; tránh tiếp tay cho hành vi gian lận thương mại, gây ảnh hưởng đến uy tín nông sản Đà Lạt.
Đoàn công tác liên ngành sẽ thường xuyên có mặt tại chợ nông sản Đà Lạt đến hết 21/12 tới.
Phòng Kinh tế cũng vận động tiểu thương kinh doanh sau khi bán hết khoai tây nhập khẩu hiện có và chuyển sang kinh doanh các mặt hàng nông sản Đà Lạt khác để đảm bảo hoạt động của chợ đầu mối cũng như đời sống của các hộ tiểu thương trước khi khoai tây Đà Lạt vào mùa.
Hiện tại, Đà Lạt đã có khoai tây thu hoạch sớm nhưng rất ít; chính vụ thu hoạch thường bắt đầu từ đầu tháng Hai hàng năm.
Qua ghi nhận từ 2 ngày nay, các tiểu thương đã chấp hành lệnh cấm nhập khoai tây ngoại, không có bất kỳ xe container nào đưa hàng khoai tây nhập từ Trung Quốc về chợ.
Lượng khoai tây Trung Quốc đã chuyển vào chợ nông sản Đà Lạt trước đó vẫn được các tiểu thương kinh doanh, buôn bán bình thường.f
Có thể bạn quan tâm

Từ bài viết về “Nuôi cá bống tượng mùa lũ” (Nguồn: Báo Nông Nghiệp Việt Nam, 12/10/2011), mô hình nuôi cá bống tượng lồng bè của anh Sáu Công (xã Vĩnh Lợi, huyện Châu Thành) đã mang lại lợi nhuận nhất định. Tuy nhiên vẫn có nhiều hộ trong vùng đã không thể tiếp tục nuôi loài cá này vì thua lỗ, mặc dù giá cá loại 1 dao động từ 350.000 - 450.000đ/kg, rất hấp dẫn (thương lái thu mua tại hộ nuôi). Đã nhiều bài viết về kỹ thuật nuôi cá bống tượng trong ao, lồng, bè, bể.., Nhưng mấu chốt về kỹ thuật, chính là con giống và và biện pháp thuần dưỡng.

Những ngày gần đây, nhiều nông dân trồng cà phê ở huyện Tân Phú (Đồng Nai) đã bước vào vụ hái cà phê, sớm hơn gần tháng so với mọi năm. Năm nay do nhiều nguyên nhân dẫn tới cà phê chín sớm, khiến nhiều chủ vườn khổ vì hái cà phê trong khi thời tiết đang mưa nhiều.

Nguyên nhân bước đầu được xác định do nguồn giống tôm thả nuôi của các hộ không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có giấy chứng nhận kiểm dịch. Mặt khác, nước cấp vào ao nuôi được lấy trực tiếp từ sông vào không qua xử lý; trong ao nuôi tôm còn có một số loài giáp xác tự nhiên như tôm rảo, cua, còng..

Mô hình này nuôi cá bằng thức ăn viên công nghiệp. Cụ thể, tháng thứ nhất, sử dụng thức ăn 40% độ đạm; tháng thứ 2-3, sử dụng thức ăn 30% độ đạm và 3 tháng còn lại sử dụng thức ăn 27% độ đạm. Mỗi ngày, người nuôi cho cá ăn vào sáng và chiều, theo định kỳ 10 ngày bón phân chuồng cho mương cá/lần.

Trồng tiêu trên cây trụ sống là một mô hình kinh tế mới được nông dân huyện Chư Pưh (Gia Lai) áp dụng trong 5 năm trở lại đây. Với những hiệu quả thiết thực mà cách làm này mang lại, nhiều địa phương trên địa bàn huyện đã và đang tích cực phát triển, từng bước nhân rộng mô hình. Ia Hrú được xem là một xã điển hình như thế.