Tiêu Thụ Sôi Động, Gạo Thơm Tăng Giá Vùn Vụt

Trong khi gạo chất lượng thấp (IR 50404) đang rớt giá thảm hại những ngày gần đây, thì gạo thơm lại tăng giá vùn vụt, tiêu thụ sôi động hẳn lên nhưng nguồn cung trên thị trường hiện không còn nhiều.
Trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online, bà Ngô Ngọc Yến, Giám đốc doanh nghiệp gạo Yến Ngọc (TP.HCM) - người chuyên lấy gạo tại chợ đầu mối lương thực Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, khẳng định chỉ trong một tuần qua, giá lúa gạo thơm tại Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) đã tăng vọt lên khoảng 300-500 đồng/kg so với mức giá trước đó.
Cụ thể, hiện lúa thơm nhẹ OM 4900 có giá dao động khoảng 5.200-5.300 đồng/kg và 5.300-5.400 đồng/kg đối với lúa thơm Jasmines (lúa tươi), tăng 300-400 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần trước.
Riêng đối với lúa thơm Đài Loan, theo một số thương nhân kinh doanh lúa gạo tại ĐBSCL, hiện lúa khô của giống này có giá dao động khoảng 8.200-8.400 đồng/kg, tăng 400-500 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần trước.
Trong khi đó, ông Nguyễn Thanh Thọ, thương nhân kinh doanh lúa gạo tại chợ Bà Đắc, huyện Cái Bè, Tiền Giang, cho biết hiện gạo thành phẩm của giống gạo thơm OM 4900 và Jasmines tại đây có giá dao động lần lượt là 9.600-10.500 đồng và 10.100-10.500 đồng/kg, tăng khoảng 400-500 đồng/kg so với mức giá hồi đầu tuần rồi.
Theo một số doanh nghiệp xuất khẩu gạo ở ĐBSCL, hiện giá chào xuất khẩu gạo thơm cũng tăng rất nhanh, tăng khoảng 20-30 đô la Mỹ/tấn so với mức giá hồi cuối tháng 4 rồi, lên mức 520-530 đô la Mỹ/tấn.
Lý giải nguyên nhân giá lúa gạo thơm tăng mạnh trở lại, ông Phạm Thái Bình, Giám đốc Công ty TNHH Trung An (Cần Thơ), cho biết do nguồn cung trên thị trường hiện còn rất ít, trong khi xuất khẩu vào một số thị trường ở khu vực Đông Nam Á, châu Phi… đang tăng trở lại.
“Không chỉ xuất khẩu tăng, tiêu thụ nội địa cũng sôi động nên kéo giá lúa gạo thơm tăng theo”, ông Bình cho biết.
Còn theo bà Yến, dù không quá sôi động như hồi tháng 3-2014 nhưng hiện cũng có nhiều doanh nghiệp đã đóng hàng xuất tiểu ngạch sang Trung Quốc trở lại.
Ông Bình của Công ty Trung An nhận định, thời gian tới, giá lúa gạo thơm sẽ còn tiếp tục tăng do nguồn cung của loại gạo này trong vụ hè thu không nhiều.
Theo báo cáo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), từ đầu năm đến cuối tháng 4-2014, xuất khẩu gạo ở những doanh nghiệp hội viên của VFA đạt khoảng 1,7 triệu tấn, trị giá FOB khoảng 689 triệu đô la Mỹ.
Riêng trong tháng 4, doanh nghiệp của VFA xuất khẩu được khoảng 351.000 tấn, trong đó có khoảng 104.000 tấn gạo thơm các loại, chiếm khoảng 30% lượng gạo xuất khẩu của tháng 4.
Có thể bạn quan tâm

Theo đó, gia đình chị được hỗ trợ 50 con gà giống đã tiêm vắc xin phòng bệnh và 50% thức ăn tinh, đồng thời được tập huấn về kỹ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng, cách phòng chống dịch bệnh. Sau gần 4 tháng nuôi, đàn gà sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng trung bình mỗi con đạt từ 2 kg trở lên.

Từ đầu nhiệm kỳ Đại hội XV Đảng bộ tỉnh đến nay, tổng diện tích lúa, ngô hàng hóa thực hiện được trên 62 nghìn ha, sản lượng đạt trên 207 nghìn tấn, tổng giá trị thu nhập gần 420 tỷ đồng. Bên cạnh giá trị kinh tế, việc sản xuất lúa, ngô hàng hóa đã và đang tạo sự thay đổi lớn về nhận thức, hành động của cán bộ, đảng viên và người nông dân.

Thời gian qua, Hội Nông dân (HND) huyện Phụng Hiệp luôn tích cực triển khai các phong trào thi đua, vận động hội viên tham gia hiến đất, đóng góp tiền, ngày công lao động... qua đây, góp phần không nhỏ giúp địa phương thực hiện hoàn thành các tiêu chí xây dựng nông thôn mới (NTM) đã đề ra.

Hiện nay, nông dân trên địa bàn tỉnh đang bước vào cao điểm thu hoạch niên vụ mía 2014-2015. Tuy nhiên, việc công ty mía đường ra thông báo giảm giá thu mua trong lúc này khiến ngành chức năng và nông dân đều lo lắng.

Rồi anh Ánh lo việc trường việc lớp, trăm công nghìn việc ở trang trại đều do chị Ngọc một tay lo toan gánh vác. Mới đầu thì vỡ ruộng cấy lúa, trồng ngô để có cái ăn hàng ngày. Khi đủ lương thực rồi, chị vay ngân hàng để đầu tư phát triển chăn nuôi lợn gà, đào ao thả cá.