Tiêu hủy trên 5.300 gia cầm nhiễm cúm A/H5N1

Công tác tiêu hủy được ngành chuyên môn triển khai thực hiện đúng theo quy trình khuyến cáo như: chôn sâu giữa 2 lớp vôi tại đất nơi cầm vịt, sau đó phun xịt hóa chất tiêu độc sát trùng liên tục 7 ngày tại ổ dịch;
Các tổ giám sát ở các ấp thuộc xã Mỹ Thuận và Nguyễn Văn Thảnh theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm theo sự chỉ đạo của BCĐ phòng chống dịch xã.
Để thực hiện tốt công tác phòng chống dịch, BCĐ huyện yêu cầu các địa phương cần điều tra, khảo sát và quản lý tổng đàn để có hướng tiêm phòng và tiêu độc sát trùng kịp thời, hiệu quả, đặc biệt là tại nơi xảy ra ổ dịch và các vùng lân cận.
Riêng tại xã Mỹ Thuận, nơi xảy ra ổ dịch đến thời điểm này đã tổ chức tiêm phòng trên đàn gà đạt 85% và vịt đạt 107%; xã Nguyễn Văn Thảnh tiêm phòng gà đạt 35,1% và vịt đạt 92,9%.
Theo ngành chuyên môn, hiện tại nơi xảy ra ổ dịch và các vùng phụ cận đang được ngành chuyên môn đẩy nhanh tiến độ tiêm phòng theo kế hoạch, đặc biệt là trên đàn vịt tái đàn.
Đồng thời, tăng cường công tác tiêu độc sát trùng trên toàn xã Mỹ Thuận và địa bàn 6 ấp nằm trong vùng ổ dịch của xã Nguyễn Văn Thảnh, với tổng diện tích phun xịt trên 32.000m2.
Có thể bạn quan tâm

Được sự hỗ trợ của Trung tâm Phát triển chăn nuôi Hà Nội, tháng 4/2014, anh Hưng thí điểm chăn nuôi lợn bằng thức ăn sinh học với quy mô 20 con. Điều làm anh Hưng phấn khởi nhất là thức ăn sinh học không chỉ cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho lợn mà còn giảm mùi hôi thối. Nhờ đó, lợn sinh trưởng tốt, khỏe mạnh, khi xuất chuồng lứa đầu tiên đã cho thu lãi từ 1 - 1,2 triệu đồng/con.

Đó là tương lai không còn xa, khi mà loại dược liệu quý hiếm - Đông trùng hạ thảo đã được trồng thành công và sản xuất hàng loạt theo hướng công nghiệp tại thành phố hoa. Theo các chuyên gia nghiên cứu, với điều kiện khí hậu rất phù hợp, Đà Lạt là vùng đất lý tưởng cho Đông trùng hạ thảo phát triển cả về chất lượng lẫn số lượng.

Những năm trở lại đây, thay vì thả rông trâu bò ngoài núi, người Cor ở xã Trà Giang (Trà Bồng - Quảng Ngãi) đã mạnh dạn chăn nuôi theo hình thức chuồng trại, trồng cỏ VA06 làm thức ăn cho bò. “Cũ người, mới ta”, mô hình này, bước đầu đã đem lại những hiệu quả tích cực tại địa phương.

Trước tình trạng tại một số tỉnh, TP như Hà Nội, Lâm Đồng, Long An, Sóc Trăng… các DN không thu mua hết sữa cho người chăn nuôi bò sữa trong khi chất lượng sữa vẫn đảm bảo, Cục Chăn nuôi (Bộ NN&PTNT) đã có văn bản đề nghị Sở NN&PTNT các địa phương sớm tháo gỡ.

Trước đây, sau khi thu hoạch vụ lúa mùa, hầu hết những chân ruộng một vụ ở xã Kim Bình (Kim Bôi - Hòa Bình) bỏ hoang. Tuy nhiên, bằng cách làm sáng tạo, chịu khó của mình, những nông dân ở đây đã biến những chân ruộng 1 vụ thành bãi chăn thả nuôi gà mang lại giá trị kinh tế cao và tận dụng được nguồn phụ phẩm nông sản của gia đình.