Tiêu hủy trên 100 con lợn do dịch tai xanh

Dịch bắt đầu bùng phát tại xóm 8, xã Hưng Mỹ.
Thấy lợn có dấu hiệu chán ăn, bà Trần Thị Hà, xóm 8 xã Hưng Mỹ tự ra đại lý mua thuốc về cho lợn uống nhưng lợn không khỏi bệnh.
Kết quả xét nghiệm ngày 17/10 của Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn của một số hộ dân tại xóm 8 dương tính với bệnh tai xanh sau khi bệnh đã phát được mấy ngày.
Bơm hóa chất để tiến hành khử trùng tiêu độc quanh vùng dịch.
Ông Nghiêm Xuân Bảo, Trạm trưởng Trạm thú y Hưng Nguyên cho biết: Ngày 16/10, nhận được tin báo của xã Hưng Mỹ, trạm đã cử cán bộ về kiểm tra, lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Đến chiều 16/10, số hộ có lợn mắc bệnh đã tăng lên 4 hộ với các triệu chứng sốt cao và bỏ ăn.
Dù chưa có kết quả xét nghiệm, nhưng với những triệu chứng ban đầu, nghi ngờ có ổ dịch, trạm đã báo lên huyện, phối hợp lập các chốt chặn ở các tuyến đường ra vào, tổ chức họp, thông báo tình hình ban đầu trên hệ thống loa truyền thanh của xóm để người dân biết và có ý thức đề phòng.
Báo ngay khi đàn vật nuôi của gia đình xuất hiện triệu chứng bất thường, đồng thời phun khử trùng tiêu độc, mua vôi bột rắc ở những khu vực có lơn ốm, trên các tuyến đường ra vào xã.
Phun hóa chất khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch.
Sau khi có kết quả từ Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn tại xã Hưng Mỹ mắc bệnh tai xanh, sáng ngày 18/10, Chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y huyện đã phối hợp với huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Mỹ tiến hành tiêu hủy hơn 100 con lợn ốm trong vùng dịch, đồng thời triển khai ngay các giải pháp khoanh vùng, dập dịch.
Có thể bạn quan tâm

Tháng 4 năm 2011, Phòng Nông nghiệp – Phát triển nông thôn huyện Tịnh Biên (An Giang) triển khai dự án “Xây dựng mô hình phát triển dược liệu vùng núi Cấm” trên diện tích 5 héc-ta (gồm 3 loài cây: Nghệ xà cừ, đinh lăng và xuyên tâm liên), với tổng vốn đầu tư 2,9 tỷ đồng do Bộ Khoa học – Công nghệ tài trợ trên 1,260 tỷ đồng và phần còn lại là vốn đối ứng của chủ dự án.

Những năm gần đây chăn nuôi gà thịt an toàn sinh học đã được nhiều hộ nông dân ở khu vực lòng chảo huyện Điện Biên quan tâm đầu tư, mở rộng và từng bước nhân rộng ra nhiều nơi.

Ông Lý Hồng Hởi (Bảy Hởi) ở ấp Lợi Hoà (xã Thanh Mỹ, huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp) được nhiều người biết đến với nghề nuôi rắn và nhiều loại động vật hoang dã, quý hiếm khác như: dúi, nhím, cua đinh… tuy nhiên, hiện nay, bầy rắn sinh sản của ông Bảy Hởi mới là những cái “máy in tiền” cho ông khi ông cho sản xuất và kinh doanh con giống rắn.

Chúng tôi tìm về trại heo của ông Cao Minh Khải, ấp Hội Thành, xã Tân Hội, Mỏ Cày Nam (Bến Tre) để được xem tận mắt những con heo “không phải tắm” đầu tiên ở xứ dừa.

Cây cà phê ở Mường Ảng được xác định là cây mũi nhọn, cây xóa đói giảm nghèo cho người dân. Có tiềm năng, có lợi thế, song do nhiều nguyên nhân khác nhau, người trồng cà phê Mường Ảng vẫn đau đáu một nỗi niềm đó là có thị trường ổn định tiêu thụ cho sản phẩm.