Tiêu hủy trên 100 con lợn do dịch tai xanh

Dịch bắt đầu bùng phát tại xóm 8, xã Hưng Mỹ.
Thấy lợn có dấu hiệu chán ăn, bà Trần Thị Hà, xóm 8 xã Hưng Mỹ tự ra đại lý mua thuốc về cho lợn uống nhưng lợn không khỏi bệnh.
Kết quả xét nghiệm ngày 17/10 của Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn của một số hộ dân tại xóm 8 dương tính với bệnh tai xanh sau khi bệnh đã phát được mấy ngày.
Bơm hóa chất để tiến hành khử trùng tiêu độc quanh vùng dịch.
Ông Nghiêm Xuân Bảo, Trạm trưởng Trạm thú y Hưng Nguyên cho biết: Ngày 16/10, nhận được tin báo của xã Hưng Mỹ, trạm đã cử cán bộ về kiểm tra, lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Đến chiều 16/10, số hộ có lợn mắc bệnh đã tăng lên 4 hộ với các triệu chứng sốt cao và bỏ ăn.
Dù chưa có kết quả xét nghiệm, nhưng với những triệu chứng ban đầu, nghi ngờ có ổ dịch, trạm đã báo lên huyện, phối hợp lập các chốt chặn ở các tuyến đường ra vào, tổ chức họp, thông báo tình hình ban đầu trên hệ thống loa truyền thanh của xóm để người dân biết và có ý thức đề phòng.
Báo ngay khi đàn vật nuôi của gia đình xuất hiện triệu chứng bất thường, đồng thời phun khử trùng tiêu độc, mua vôi bột rắc ở những khu vực có lơn ốm, trên các tuyến đường ra vào xã.
Phun hóa chất khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch.
Sau khi có kết quả từ Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn tại xã Hưng Mỹ mắc bệnh tai xanh, sáng ngày 18/10, Chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y huyện đã phối hợp với huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Mỹ tiến hành tiêu hủy hơn 100 con lợn ốm trong vùng dịch, đồng thời triển khai ngay các giải pháp khoanh vùng, dập dịch.
Có thể bạn quan tâm

Ông Phạm Quang Tuyến (sinh năm 1960) ngụ ấp Hưng Hòa, xã Tân Khánh Trung, huyện Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp đã chuyển đổi thành công việc nuôi cá lóc và thác lác cườm bằng thức ăn công nghiệp. Mô hình hứa hẹn nhiều khả năng nhân rộng trong thời gian tới...

Những ngày qua ở Phú Yên tại các huyện Tây Hòa, Tuy An, Đồng Xuân, người dân đổ xô đi chặt cây sắn bán cho thương lái. Cách đây 2 năm, cảnh mua bán cây sắn cũng diễn ra rầm rộ, làm cho nhiều nơi không có sắn giống trồng dặm. Lo ngại nhất hiện nay, nếu các cấp chính quyền không kịp thời ngăn chặn tình trạng này, nguy cơ lây lan dịch bệnh trên cây sắn sẽ xảy ra.

Người đánh bắt cá, lươn bằng xuyệt điện đi qua thì cánh đồng, khúc sông "ngoắc ngoải" bởi sự đánh bắt tận diệt của con người. Trên thực tế, tình trạng đánh bắt thủy sản bằng xung điện đang tăng dần, môi trường sống bị đe dọa nếu không có biện pháp ngăn chặn quyết liệt…

Sau một thời gian dài bị các loại cây trồng khác “lấn át”, tới cuối năm 2012 toàn tỉnh đã có 3.888 ha dâu với năng suất lá bình quân 113 tạ/ha, sản lượng 42.348 tấn và hiện đang phát triển nhanh trở lại ở các địa phương trong tỉnh Lâm Đồng - trừ Đà Lạt và Lạc Dương. Mục tiêu của UBND tỉnh giao cho Sở NN-PTNT và các huyện, thành phố trong tỉnh là tới cuối năm 2013 này phải nâng diện tích cây dâu tằm của địa phương lên trên 4.065 ha.

Trong đó yêu cầu các địa phương tập trung nguồn nhân lực, máy móc khẩn trương thu hoạch lúa đông xuân 2012 - 2013 theo phương châm "xanh nhà hơn già đồng", thu hoạch đến đâu làm đất tới đó.