Tiêu hủy trên 100 con lợn do dịch tai xanh

Dịch bắt đầu bùng phát tại xóm 8, xã Hưng Mỹ.
Thấy lợn có dấu hiệu chán ăn, bà Trần Thị Hà, xóm 8 xã Hưng Mỹ tự ra đại lý mua thuốc về cho lợn uống nhưng lợn không khỏi bệnh.
Kết quả xét nghiệm ngày 17/10 của Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn của một số hộ dân tại xóm 8 dương tính với bệnh tai xanh sau khi bệnh đã phát được mấy ngày.
Bơm hóa chất để tiến hành khử trùng tiêu độc quanh vùng dịch.
Ông Nghiêm Xuân Bảo, Trạm trưởng Trạm thú y Hưng Nguyên cho biết: Ngày 16/10, nhận được tin báo của xã Hưng Mỹ, trạm đã cử cán bộ về kiểm tra, lấy mẫu gửi xét nghiệm.
Đến chiều 16/10, số hộ có lợn mắc bệnh đã tăng lên 4 hộ với các triệu chứng sốt cao và bỏ ăn.
Dù chưa có kết quả xét nghiệm, nhưng với những triệu chứng ban đầu, nghi ngờ có ổ dịch, trạm đã báo lên huyện, phối hợp lập các chốt chặn ở các tuyến đường ra vào, tổ chức họp, thông báo tình hình ban đầu trên hệ thống loa truyền thanh của xóm để người dân biết và có ý thức đề phòng.
Báo ngay khi đàn vật nuôi của gia đình xuất hiện triệu chứng bất thường, đồng thời phun khử trùng tiêu độc, mua vôi bột rắc ở những khu vực có lơn ốm, trên các tuyến đường ra vào xã.
Phun hóa chất khử trùng phương tiện ra vào vùng dịch.
Sau khi có kết quả từ Trung tâm thú y vùng III cho thấy đàn lợn tại xã Hưng Mỹ mắc bệnh tai xanh, sáng ngày 18/10, Chi cục thú y tỉnh, Trạm thú y huyện đã phối hợp với huyện Hưng Nguyên, xã Hưng Mỹ tiến hành tiêu hủy hơn 100 con lợn ốm trong vùng dịch, đồng thời triển khai ngay các giải pháp khoanh vùng, dập dịch.
Có thể bạn quan tâm

“Sau khi thu hoạch xong vụ hè thu, điên điển ươm của tôi đã cao gần gang tay. Thế là cứ 2m, tôi trồng xuống 1 - 2 cây, sau đó xả nước vào xăm xắp, rải chút ít phân để kích thích phát triển, qua 4 tháng, khi nước tràn đồng thì điên điển vàng rực cánh đồng.

Thương lái Từ Văn Tư (Tân Quới - Bình Tân) mua khoai lang xuất khẩu ở huyện Bình Tân, tỉnh Vĩnh Long cho biết: Khoảng 2 tháng nay, có thời điểm giá khoai tím Nhật ở mức 300.000 đ/tạ nhưng hiện chỉ còn 260.000 - 270.000 đ/tạ, giảm so cùng kỳ năm rồi khoảng 400.000 đ/tạ.

Hiện nay, việc dùng các loại cây sống như điều, mủ trôm, mức… làm trụ tiêu đang trở nên phổ biến. Tuy nhiên, tiêu là cây trồng rất khó tính, đến nay chưa có công trình nào nghiên cứu và khẳng định hiệu quả kinh tế khi sử dụng cây sống làm trụ cho cây tiêu.

Cây hồ tiêu đã có mặt ở xã Tân Hội, Đức Trọng (Lâm Đồng) hơn 20 năm nay nhưng do giá cả bấp bênh, năng suất, hiệu quả thấp nên cây tiêu ở đây không phát triển được. Đã có lúc người dân phá bỏ cây tiêu để chuyển sang các loại cây trồng khác. Hiện nay, tiêu được giá, cho thu nhập cao nên nhiều hộ dân Tân Hội quay lại đầu tư phát triển vườn tiêu. Những vườn tiêu đang xanh lại trên đất Tân Hội và mở ra triển vọng mới cho người nông dân nơi đây.

Mô hình nuôi tôm càng xanh của anh đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp 6 lần so với trồng lúa đã được phổ biến để giúp bà con nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp tăng thu nhập cho gia đình. Năm 2014, anh được Hội Nông dân tỉnh bình chọn là nông dân tiêu biểu cấp tỉnh, được đề nghị UBND tỉnh tặng thưởng bằng khen.