Tiêu Hủy Trên 10.000 Con Gia Cầm Dương Tính Với Cúm A (H5N1)

Ông Phan Trọng Hổ, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Bình Định cho biết, hiện nay, bên cạnh việc tăng cường giám sát dịch bệnh ở cơ sở, Sở NN-PTNT tỉnh đã chỉ đạo Chi cục Thú y tiếp tục lấy mẫu gia cầm của những hộ dân chăn nuôi gia cầm tại các huyện: Phù Mỹ, Phù Cát, Tây Sơn, Hoài Nhơn... có biểu hiện nghi dịch cúm A (H5N1) để kiểm tra, xác định bệnh, phục vụ tốt hơn công tác phòng chống dịch.
Kết quả, mẫu xét nghiệm đàn gia cầm của 10 hộ chăn nuôi tại các địa phương nói trên cho kết quả dương tính với cúm A (H5N1) đã được đơn vị trực thuộc của Sở NN-PTNT cùng với chính quyền địa phương và người chăn nuôi tiêu hủy toàn bộ với trên 10.000 con.
Bên cạnh đó, tổ chức khoanh vùng, tiêm vắc-xin cho đàn gia cầm và phun thuốc khử trùng chuồng trại chăn nuôi của các hộ chung quanh. Đáng chú ý là mẫu xét nghiệm gia cầm của các hộ chăn nuôi ở chung quanh đều cho kết quả âm tính với virút cúm A (H5N1). Điều đó cho thấy, tỉnh ta đang khống chế tốt DCGC.
Có thể bạn quan tâm

Tại một số địa phương chuyên canh về cây lúa của huyện Krông Ana (Dak Lak), hiện người dân đã chuyển đổi một phần diện tích lúa sang trồng khoai lang với lý do: lợi nhuận sau khi trừ chi phí cao hơn hẳn trồng lúa…

Từ lâu, thanh long là loại cây đặc sản có giá trị kinh tế cao, được trồng tập trung ở huyện Chợ Gạo. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây, trên địa bàn huyện Tân Phước (Tiền Giang), bên cạnh cây khóm và khoai mỡ, cây thanh long cũng đã bén rễ ở vùng đất mới này.

Năm 2013, trên địa bàn huyện Krông Bông (Dak Lak) chỉ gieo trồng hơn 40 ha dưa hấu, do thời tiết thuận lợi, dưa hấu đạt năng suất cao, bên cạnh đó giá bán ra thị trường khá cao từ 7.000-8.000 đồng/kg, tính bình quân người nông dân trồng dưa hấu thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/ha.

Niên vụ mía 2013 - 2014, tại Khánh Hòa đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch rộ. Song người trồng mía năm nay thấy "đắng" vì các chi phí đầu tư tăng cao, trong khi năng suất, giá mía thu mua lại thấp nên không có lãi mấy.

Từ việc trồng mía kém hiệu quả, nhiều nông dân ở các xã như Hiệp Hưng, Long Thạnh, Tân Phước Hưng (Phụng Hiệp, Hậu Giang) đã chuyển đổi từ trồng mía sang trồng cây sương sáo.