Tiêu hủy ổ dịch gần 1.200 con gia cầm nhiễm virus cúm A/H5N6

Các cơ quan chức năng tỉnh Lai Châu vừa phối hợp với huyện Tam Đường tiến hành tiêu hủy gần 1.200 con gia cầm các loại, do nhiễm virus cúm A/H5N6 tại hai ổ dịch thuộc xã Sơn Bình và xã Bình Lư.
Trong số trên 1.200 con gia cầm bị tiêu hủy, có trên 600 con của 12 hộ dân ở bản 46, xã Sơn Bình, còn lại 300 con là gà giống không rõ nguồn gốc, do cơ quan chức năng bắt được của một người dân trên địa bàn vận chuyển lậu qua vùng có dịch.
Và số gia cầm còn lại được phát hiện bị nhiễm cúm trước đó tại Trại thực nghiệm giống gia cầm thuộc Trung tâm Dạy nghề huyện Tam Đường.
Các lực lượng chức năng địa phương tiến hành tiêu hủy đàn gia cầm.
Theo thông tin từ Trạm thú y huyện Tam Đường, các ổ dịch này xuất hiện tại gia đình ông Hoàng Xuân Quý, trưởng bản 46 từ khoảng trung tuần tháng 9 vừa qua.
Khi đó đàn gia cầm có trên 1.000 con, chủ yếu là gà. Khi thấy gia cầm của gia đình chết lác đác, ông Quý nghĩ là do thời tiết chuyển mùa, nên đã dùng thuốc nam để chữa cho đàn gà mà không thông báo tình hình cho cán bộ thú y.
Đến ngày 2/10, qua quá trình kiểm tra nắm tình hình, Cơ quan thú y phát hiện thấy sự việc trên, nên đã lấy mẫu bệnh phẩm gửi về Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vùng một để xét nghiệm.
Ngày 7/10, kết quả từ Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương vùng một gửi lại cho thấy, các mẫu bệnh phẩm gửi đi xét nghiệm đều dương tính với virus cúm A/H5N6.
Ông Bùi Quang Vinh, Phó Chủ tịch UBND huyện Tam Đường cho biết: Hiện nay, ngoài việc tổ chức tiêu hủy tại chỗ, phun tiêu độc khử trùng, UBND huyện đã chỉ đạo các cơ quan chuyên môn, phát cấp thuốc tiêu độc khử trùng cho các bản trong vùng nguy hiểm và vùng đệm. Đồng thời, cử cán bộ xuống các bản theo dõi, kiểm tra giám sát nắm tình hình để kịp thời phát hiện dịch.
Các cơ quan chức năng cũng tiến hành quản lý chặt việc mua bán gia cầm ở các chợ, không được vận chuyển ra khỏi địa bàn dưới bất kỳ hình thức nào.
Chỉ đạo cơ quan chuyên môn tổ chức tiêm phòng toàn bộ đàn gia cầm của huyện và đề nghị UBND tỉnh công bố dịch trên địa bàn xã Sơn Bình.
Đồng thời, tổ chức cách ly tám cán bộ của Trại giống để theo dõi, bởi cả tám người này đều bị cúm trong quá trình, điều trị, chăm sóc đàn gà bị nhiễm cúm trước đó.
Hiện nay, nguyên nhân xuất hiện dịch cúm A/H5N6 tại địa phương vẫn chưa xác định được nguyên nhân và UBND tỉnh Lai Châu đã có quyết định công bố dịch trên địa bàn xã Bình Lư - nơi đóng chân của Trại thực nghiệm giống địa phương.
Có thể bạn quan tâm

Ở thôn Bỉnh Nghĩa (xã Bắc Sơn, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận), mọi người ai cũng biết và khâm phục ông Châu Quầy - nông dân Chăm rắn rỏi, nỗ lực vượt khó làm giàu trên mảnh đất quê hương.

Tuần qua, tại hội thảo “Phát triển chăn nuôi bền vững, chủ động hội nhập cộng đồng ASEAN (AEC) và TPP” do Tổng hội Nông nghiệp - Phát triển nông thôn và Hội Chăn nuôi Việt Nam tổ chức ở TPHCM, ông Hồ Xuân Hùng, Chủ tịch Tổng hội cho biết, 2015 là năm bước ngoặt đối với nền nông nghiệp Việt Nam, nhất là ngành chăn nuôi trước cánh cửa hội nhập quốc tế sâu rộng.

Trong 6 tháng đầu năm, đại đa số các vật nuôi không có đợt dịch nào bùng phát nên ngành chăn nuôi khá ổn định và có sự tăng trưởng nhẹ về sản lượng ở nhiều loại vật nuôi.

Những năm gần đây, người dân ở các huyện Phú Hòa, Sông Hinh, Đồng Xuân (Phú Yên) bắt đầu thực hiện mô hình nuôi dúi. Sau một thời gian nuôi thử nghiệm, vật nuôi này tỏ ra dễ thích nghi, phát triển tốt nhưng người nuôi lại gặp khó khăn trong việc tìm được thị trường đầu ra ổn định.

Nhờ chuyển đổi giống cây trồng phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, nên những năm qua, gia đình bà Nguyễn Thị Lưỡng, ở thôn Gia Lành, xã Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng), đã thoát khỏi cuộc sống nghèo khó. Từ trồng dâu nuôi tằm, đến nay, bình quân gia đình bà Lưỡng có thu nhập lên đến 200 triệu đồng/năm.