Tiêu hủy hơn 15 tấn phân bón giả
Số phân bón giả này được phát hiện và tịch thu của 7 đơn vị trong quá trình vận chuyển và kinh doanh trên địa bàn H.Bảo Lâm và TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng) từ cuối năm 2014 đến nay.
Trong đó có trên 13,8 tấn phân bón hữu cơ sinh học HQ6 của Công ty TNHH sản xuất thương mại vận tải Hùng Quang (trụ sở TP.HCM) không có giá trị sử dụng, gần 500 kg phân bón giả mạo nhãn hiệu phân bón của Công ty TNHH Phát Thiên Phú.
Đây là lần tiêu hủy phân bón giả với khối lượng lớn nhất từ trước đến nay trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng.
Có thể bạn quan tâm

Thông tin từ Hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA) ngày 22/9/2014 cho biết, tính đến ngày 18/9 các doanh nghiệp đã xuất khẩu được gần 4,5 triệu tấn gạo, đạt kim ngạch hơn 2 tỷ USD.

Anh Doanh chia sẻ: “Trước đây, gia đình tôi sinh sống ở bên tỉnh Lâm Đồng cũng làm nghề trồng rau và thường thấy nhiều người dân của Đắk Nông sang mua hạt, cây giống về để trồng. Thấy nhu cầu trồng rau của người dân Đắk Nông nhiều, lại được bạn bè và người thân khuyên nên sang bên này làm ăn nên gia đình đã bán tài sản sang để theo nghề.

Công ty cổ phần đường Biên Hòa đang xây dựng dự án cánh đồng lớn với cây mía tại huyện Vĩnh Cửu. Mục tiêu nhằm xây dựng vùng nguyên liệu theo hướng trồng mía tập trung, ứng dụng cơ giới hóa để tăng năng suất, tăng hiệu quả sản xuất cho cây mía.

Theo nhận định của Hiệp hội Cao su Việt Nam, nhu cầu cao su của thế giới đang tăng trưởng trở lại theo đà phục hồi nền kinh tế thế giới. Vì vậy, sản lượng tiêu thụ cao su được dự báo sẽ tăng. Theo đó, Sở Nông nghiệp và PTNT đề nghị UBND các địa phương có diện tích trồng cao su, nhất là cao su tiểu điền đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo nông dân không nên phá bỏ cao su để chuyển đổi sang trồng các loại cây khác.

Thông tin từ Sở Nông nghiệp và PTNT, từ nguồn hạt giống cà phê hỗ trợ của Hiệp hội Cà phê và Ca cao Việt Nam. Từ đầu mùa mưa đến nay nông dân trong tỉnh đã trồng mới và tái canh được 835 ha cà phê.