Tiêu Hủy 90 Ngàn Con Tôm Giống Kém Chất Lượng

Chi cục Thú y Kiên Giang đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh, sau đó cho tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng.
Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, các Tổ kiểm dịch (do Chi cục thành lập) đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh và 473 phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm.
Qua đó, đã phát hiện và lập 38 biên bản vi phạm trong lĩnh vực giống thủy sản; 3 biên bản vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch (tổng số tiền xử phạt là 136,5 triệu đồng). Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng, 70 con vịt thịt, 200 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, không xác định được chủ hàng.
Kết quả kiểm tra cho thấy việc chấp hành các quy định về kiểm dịch của các cơ sở vận chuyển giống thủy sản, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng hơn so với cùng thời điểm các năm trước.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là vận chuyển giống thủy sản vượt quá số lượng, sử dụng một giấy chứng nhận kiểm dịch cho nhiều lô hàng; chủ hàng cố tình chia nhỏ số lượng gia cầm (dưới 50 con) nhằm đối phó khi vận chuyển qua Tổ kiểm dịch.
Hầu hết các tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản nhưng không có phiếu xét nghiệm bệnh thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch theo quy định, phần lớn chỉ kiểm tra cảm quan hoặc soi tươi các chỉ tiêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật rồi cấp giấy, không ghi số lô hay dấu hiệu phân biệt, không niêm phong phương tiện.
Một số trường hợp kiểm dịch viên không ghi tên vào Giấy chứng nhận kiểm dịch, nơi đến ghi rất chung chung, không có địa chỉ chủ hàng cụ thể… Chính điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm
Những năm gần đây, bà con nông dân thị trấn Lộc Thắng nói riêng và các xã trên địa bàn huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) nói chung đã chú trọng phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng bền vững.

Cây thanh long đang phát triển mạnh ở huyện Tân Phước (Tiền Giang). Bên cạnh những hiệu quả bước đầu, cũng có không ít những vấn đề đặt ra để cây trồng này “bám rễ” bền vững trên vùng đất mới.

Diện tích trồng dưa hấu ở Tân Trụ (Long An) tuy không lớn nhưng do nông dân trồng quanh năm nên áp lực sâu bệnh vẫn rất cao. Vì vậy, tình trạng sử dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu, bệnh rất phổ biến.

Dự án nằm trong định hướng phát triển kinh tế - xã hội của huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai từ nay đến 2020 nhằm phát triển vùng cây ăn quả tập trung, tạo ra hàng hóa có sức cạnh tranh cao trên thị trường.

Nhiều vườn thất bại Thời điểm này, nông dân trồng thanh long trong tỉnh Bình Thuận đang bước vào vụ chong đèn vụ nghịch 2015.