Tiêu Hủy 90 Ngàn Con Tôm Giống Kém Chất Lượng

Chi cục Thú y Kiên Giang đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh, sau đó cho tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng.
Ông Nguyễn Đình Xuyên, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thú y Kiên Giang cho biết, từ đầu năm đến nay, các Tổ kiểm dịch (do Chi cục thành lập) đã kiểm tra, phúc kiểm được gần 1,5 tỷ con tôm giống nhập tỉnh và 473 phương tiện vận chuyển gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm.
Qua đó, đã phát hiện và lập 38 biên bản vi phạm trong lĩnh vực giống thủy sản; 3 biên bản vận chuyển gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm không có giấy chứng nhận kiểm dịch (tổng số tiền xử phạt là 136,5 triệu đồng). Đồng thời, phối hợp với chính quyền địa phương tiêu hủy 90.000 con tôm giống kém chất lượng, 70 con vịt thịt, 200 kg sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc, không có kiểm dịch, không xác định được chủ hàng.
Kết quả kiểm tra cho thấy việc chấp hành các quy định về kiểm dịch của các cơ sở vận chuyển giống thủy sản, gia súc, gia cầm và sản phẩm gia súc, gia cầm tăng hơn so với cùng thời điểm các năm trước.
Các lỗi vi phạm chủ yếu là vận chuyển giống thủy sản vượt quá số lượng, sử dụng một giấy chứng nhận kiểm dịch cho nhiều lô hàng; chủ hàng cố tình chia nhỏ số lượng gia cầm (dưới 50 con) nhằm đối phó khi vận chuyển qua Tổ kiểm dịch.
Hầu hết các tỉnh cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch giống thủy sản nhưng không có phiếu xét nghiệm bệnh thuộc danh mục các bệnh phải kiểm dịch theo quy định, phần lớn chỉ kiểm tra cảm quan hoặc soi tươi các chỉ tiêu vi khuẩn, nguyên sinh động vật rồi cấp giấy, không ghi số lô hay dấu hiệu phân biệt, không niêm phong phương tiện.
Một số trường hợp kiểm dịch viên không ghi tên vào Giấy chứng nhận kiểm dịch, nơi đến ghi rất chung chung, không có địa chỉ chủ hàng cụ thể… Chính điều này đã gây khó khăn cho công tác kiểm tra.
Có thể bạn quan tâm

Năm nay, nhiều nhà vườn trồng dâu xanh tại Cần Thơ, Vĩnh Long không những trúng mùa dâu mà còn được về giá cả.

Kết quả kinh doanh quí 1 của các doanh nghiệp khai thác cao su tự nhiên hầu hết chịu ảnh hưởng từ diễn biến kém tích cực của giá cao su thế giới. Nếu giá tiếp tục thấp, có thể sẽ có thêm nhiều héc ta cao su bị chặt bỏ và khi đó chịu thiệt nhiều nhất vẫn là nông dân.

Tại thời điểm này, các vùng trọng điểm như Tân Yên, Lục Ngạn, Lục Nam (Bắc Giang)... vải thiều sớm đã cho thu hoạch. Người dân phấn khởi vì vải được giá, tiêu thụ thuận lợi.

Ông Nuyễn Văn Dũng, canh tác 0,9 ha dừa tại ấp Thới Trị, xã Châu Hoà (Giồng Trôm, Bến Tre) cho biết: Hơn một tháng trở lại đây dừa khô nguyên liệu liên tục giảm giá.

Ở tỉnh Đồng Tháp đã xuất hiện nhiều phương thức tích tụ ruộng đất để có hàng trăm ha, đáp ứng yêu cầu của nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn.