Tiêu Chuẩn Chung Tôm ASEAN Lợi Ích Cho Các Nhà Xuất Khẩu Tôm Châu Á

Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN.
Người tiêu dùng trên thế giới hiện nay ngày càng hướng tới sử dụng các sản phẩm thủy sản an toàn, được sản xuất bền vững và đáp ứng các yếu tố về môi trường cũng như xã hội.
Hiện nay, hàng loạt các tiêu chuẩn tự nguyện cho thủy hải sản đã và đang được áp dụng trên thế giới như ASC, MSC, GlobalGAP, BAP...tuy nhiên, quá nhiều các tiêu chuẩn đã khiến các nhà sản xuất và XK thủy sản ở các nước lúng túng giữa các tiêu chuẩn và phải đối mặt với chi phí sản xuất gia tăng và không dễ dàng thực hiện với các tiêu chí trong các tiêu chuẩn khác nhau này.
Đây là một vấn đề khiến cho các nhà sản xuất, XK, các chuyên gia thủy sản đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp tháo gỡ.
Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN. Tại cuộc họp tháng 12/2013 tại Thái Lan, đại diện các nước thành viên ASEAN nhất trí xây dựng các tiêu chuẩn tôm ASEAN dựa trên nguyên tắc hài hòa các tiêu chuẩn chứng nhận của nước thành viên và tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế khác.
Bộ tiêu chuẩn sẽ được xây dựng dựa vào thực tế của ASEAN và có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như cho các nhà NK và người tiêu dùng.
Bộ tiêu chuẩn này sẽ vừa sức hơn đối với các nhà sản xuất tôm trong khu vực ASEAN trong khi người tiêu dùng trên thế giới dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm chất lượng và an toàn trong hàng loạt sản phẩm với các chứng nhận khác nhau.
Tôm nuôi là một trong những loài thủy sản được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Theo ước tính, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đạt khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó khu vực ASEAN dẫn đầu. Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar là các nước sản xuất tôm chính trong khu vực này với sản lượng trung bình đạt từ 300.000 - 600.000 tấn/nước.
Là nguồn cung chính cho thị trường thế giới, tôm ASEAN có ảnh hưởng lớn tới nguồn cung và tiêu thụ toàn cầu. Năm 2013 vừa qua, EMS (Hội chứng tôm chết sớm ) tấn công ngành tôm của một số nước trong khu vực này khiến nguồn cung tôm toàn cầu sụt giảm, giá tăng nhanh chóng, và thị trường “đảo lộn”.
Ngày 26/2/2014, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội VASEP đã phối hợp với Hội nghề cá Việt Nam tổ chức Hội nghị cho Tiêu chuẩn tôm ASEAN với mục tiêu chính là tạo nhận thức sâu rộng hơn về Bộ tiêu chuẩn này cũng như thống nhất các mục tiêu quy trình và phương pháp phát triển.
Hy vọng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như góp phần củng cố thêm sức cạnh tranh cho các sản phẩm tôm từ khu vực này trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Hiện tỉnh Quảng Nam đang bảo tồn và phát triển với hơn 650.000 cây sâm ở nhiều độ tuổi khác nhau. UBND huyện Nam Trà My, tỉnh Quảng Nam vừa thông qua quy hoạch vùng trồng sâm Ngọc Linh giai đoạn 2015 - 2020, quy mô 19.000 ha với tổng mức đầu tư gần 1.300 tỷ đồng.

Theo các nhà vườn trồng tiêu tại Đồng Nai, hiện hạt tiêu đen các đại lý và thương lái đang hỏi mua với giá 186 - 190 ngàn đồng/kg, cao hơn so với cùng kỳ năm trước gần 20 ngàn đồng/kg. Sở dĩ vừa thu hoạch xong vụ tiêu 2014 - 2015 mà giá tiêu vẫn cao ngất ngưởng là do nhu cầu sử dụng tiêu của thế giới năm nay tăng cao.

Ngày 4-4, tại TP.Vũng Tàu, Bộ NN-PTNT đã tổ chức hội nghị Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ kỹ thuật phòng chống bệnh hại hồ tiêu, với sự tham gia của đại diện 7 tỉnh có diện tích trồng hồ tiêu thuộc vùng Tây Nguyên và Đông Nam Bộ (Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, BR-VT, Bình Thuận).

Do thời tiết năm nay diễn biến phức tạp, độ mặn tăng cao và đến sớm so với năm 2014, trong khi một số hệ thống đê bao chưa khép kín nên nông dân, các cơ quan chức cũng gặp nhiều khó khăn trong chống đỡ. Do đó, một số diện tích lúa trong tỉnh Bến Tre đã bị thiệt hại.

Công ty TNHH Sản xuất - Thương mại - Dịch vụ Tiến Đại Phát, ngụ xã Lai Uyên, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương vừa tổ chức lễ khánh thành (ảnh) và chính thức đưa vào hoạt động nhà máy sản xuất thức ăn thủy sản với công suất trên 150.000 tấn/năm, tổng vốn đầu tư trên 4 triệu USD.