Tiêu Chuẩn Chung Tôm ASEAN Lợi Ích Cho Các Nhà Xuất Khẩu Tôm Châu Á

Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN.
Người tiêu dùng trên thế giới hiện nay ngày càng hướng tới sử dụng các sản phẩm thủy sản an toàn, được sản xuất bền vững và đáp ứng các yếu tố về môi trường cũng như xã hội.
Hiện nay, hàng loạt các tiêu chuẩn tự nguyện cho thủy hải sản đã và đang được áp dụng trên thế giới như ASC, MSC, GlobalGAP, BAP...tuy nhiên, quá nhiều các tiêu chuẩn đã khiến các nhà sản xuất và XK thủy sản ở các nước lúng túng giữa các tiêu chuẩn và phải đối mặt với chi phí sản xuất gia tăng và không dễ dàng thực hiện với các tiêu chí trong các tiêu chuẩn khác nhau này.
Đây là một vấn đề khiến cho các nhà sản xuất, XK, các chuyên gia thủy sản đặc biệt quan tâm và tìm giải pháp tháo gỡ.
Với mục đích hài hòa các tiêu chuẩn và tháo gỡ sự lúng túng giữa các tiêu chuẩn khác nhau, năm 2013, đại diện các nhà sản xuất và XK tôm ASEAN đã thống nhất ý tưởng xây dựng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN. Tại cuộc họp tháng 12/2013 tại Thái Lan, đại diện các nước thành viên ASEAN nhất trí xây dựng các tiêu chuẩn tôm ASEAN dựa trên nguyên tắc hài hòa các tiêu chuẩn chứng nhận của nước thành viên và tiêu chuẩn chứng nhận quốc tế khác.
Bộ tiêu chuẩn sẽ được xây dựng dựa vào thực tế của ASEAN và có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như cho các nhà NK và người tiêu dùng.
Bộ tiêu chuẩn này sẽ vừa sức hơn đối với các nhà sản xuất tôm trong khu vực ASEAN trong khi người tiêu dùng trên thế giới dễ dàng hơn trong lựa chọn sản phẩm chất lượng và an toàn trong hàng loạt sản phẩm với các chứng nhận khác nhau.
Tôm nuôi là một trong những loài thủy sản được sản xuất và tiêu thụ nhiều nhất trên thế giới. Theo ước tính, sản lượng tôm nuôi toàn cầu đạt khoảng 3,5 - 4 triệu tấn, trong đó khu vực ASEAN dẫn đầu. Thái Lan, Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Myanmar là các nước sản xuất tôm chính trong khu vực này với sản lượng trung bình đạt từ 300.000 - 600.000 tấn/nước.
Là nguồn cung chính cho thị trường thế giới, tôm ASEAN có ảnh hưởng lớn tới nguồn cung và tiêu thụ toàn cầu. Năm 2013 vừa qua, EMS (Hội chứng tôm chết sớm ) tấn công ngành tôm của một số nước trong khu vực này khiến nguồn cung tôm toàn cầu sụt giảm, giá tăng nhanh chóng, và thị trường “đảo lộn”.
Ngày 26/2/2014, tại thành phố Cần Thơ, Hiệp hội VASEP đã phối hợp với Hội nghề cá Việt Nam tổ chức Hội nghị cho Tiêu chuẩn tôm ASEAN với mục tiêu chính là tạo nhận thức sâu rộng hơn về Bộ tiêu chuẩn này cũng như thống nhất các mục tiêu quy trình và phương pháp phát triển.
Hy vọng Bộ tiêu chuẩn chung cho tôm ASEAN sẽ mang lại nhiều lợi ích hơn cho các nước sản xuất tôm trong khu vực cũng như góp phần củng cố thêm sức cạnh tranh cho các sản phẩm tôm từ khu vực này trên thị trường thế giới.
Có thể bạn quan tâm

Vào thời điểm này, giá cao su xuất khẩu vẫn giảm mạnh, khiến nhiều người trồng cao su phải bán lỗ hoặc muốn bán cũng không tìm được thị trường, làm ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động kinh doanh cũng như đảm bảo chế độ, quyền lợi cho người lao động.

Những năm gần đây, diện tích thanh long ở Bình Thuận liên tục phát triển. Mới qua mấy tháng đầu năm 2014 đã có nhiều diện tích đất lúa 2 - 3 vụ ở các huyện Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình… bị nông dân tự “quy hoạch” để trồng thanh long.

Đến nay, dù Viện chưa có kết luận về hiệu quả và có nên nhân rộng hay không nhưng vườn bưởi trồng thực nghiệm cây trái sum suê, xanh tốt, có chất lượng, được thương lái thu mua đánh giá khá cao. Người dân trong vùng cũng bắt đầu trồng bưởi da xanh xen trong vườn dừa.

Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền xã Ngọc Động (Quảng Uyên) tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân phát huy hiệu quả nguồn lực, khai thác tốt tiềm năng, thế mạnh địa phương, đưa các cây trồng có giá trị kinh tế, năng suất, sản lượng cao vào sản xuất, phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, hướng tới giảm nghèo bền vững.

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, các địa phương trên địa bàn tỉnh tập trung cải tạo sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, cơ bản đủ năng lực phòng, chống thiên tai, đáp ứng yêu cầu tưới tiêu phục vụ sản xuất của nông dân. Xây dựng nhiều trạm bơm đảm bảo tưới tiêu chủ động.