Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành Cho Trang Trại Nuôi Đa Loài

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”
Hội thảo do GAA tổ chức nhằm giới thiệu tiêu chuẩn BAP hoàn chỉnh cho các hệ thống nuôi cá và giáp xác (ngoại trừ trang trại nuôi cá hồi bằng lồng vẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn riêng). Đây là tiêu chuẩn trang trại đa loài, thay thế cho các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loài riêng lẻ trước đây, bao gồm tôm, cá rô phi, cá tra và cá nheo.
Tiêu chuẩn mới này chỉ thích hợp với các loài sử dụng đàn bố mẹ nuôi nhốt để sản xuất con giống. Các loài được cho ăn bằng thức ăn khai thác từ tự nhiên hay thức ăn thu hái từ tự nhiên cũng không phải là đối tượng bao gồm trong tiêu chuẩn mới này.
Ngoài việc tích hợp các tiêu chuẩn dành cho bốn loài khác nhau đã có, tiêu chuẩn mới còn mở rộng ra cho nhiều loài cá và giáp xác chưa từng được đề cập đến, bao gồm/nhưng không giới hạn cho: cá vược, cá lượng biển, cá bớp, cá cam, cá hồi, cá mú, cá chẽm mõm nhọn, cá rô, cá chép, cá ngộ, cá bơn, cua, ghẹ, tôm càng sông và tôm hùm nước ngọt.
Tiêu chuẩn trang trại đa loài mới cũng quan tâm nhiều hơn tới trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm, bảo vệ động vật và truy nguyên so với các tiêu chuẩn đã được thay thế.
Tiêu chuẩn mới sẽ là bắt buộc kể từ ngày 1/1/2014 đối với các trang trại đang có chứng nhận BAP và là bắt buộc ngay tại thời điểm tiêu chuẩn có hiệu lực đối với các trang trại chưa có chứng nhận BAP.
Có thể bạn quan tâm

Chứng nhận có thời hạn 1 năm, với tổng kinh phí thực hiện để được công nhận là 180 triệu đồng do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh hỗ trợ.

Chúng tôi đến tham quan mô hình nuôi ong của gia đình anh Đào Xuân Hải, đội I, bản Phú Ngam, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên - một nông dân điển hình thoát nghèo nhờ nuôi ong.

Long Trị là xã có diện tích vườn cây ăn trái lớn nhất của huyện Long Mỹ (Hậu Giang), với 370ha vườn cây ăn trái, trong đó diện tích cây có múi là 250ha, riêng diện tích quít đường 199ha, tổng sản lượng cây có múi cung ứng cho thị trường gần 3.000 tấn trái/năm.

Thời gian gần đây, sản lượng cua nuôi giảm mạnh do người dân dành ao nuôi tôm sú. Giá cua cao nên người dân ven biển Bến Tre hồi sinh nghề rập cua.

Vào vụ cá Nam năm nay, nhờ thời tiết thuận lợi, các đàn cá nổi liên tục xuất hiện với trữ lượng rất lớn nên đã có 65% tàu cá ra khơi khai thác trên các ngư trường từ tỉnh Ninh Thuận đến Bà Rịa-Vũng Tàu.