Tiêu Chuẩn BAP Mới Dành Cho Trang Trại Nuôi Đa Loài

Chiều ngày 25/6/2013, tại hội chợ Vietfish 2013 đã diễn ra hội thảo “Cập nhật tiêu chuẩn Nuôi trồng thủy sản tốt nhất (BAP) và giới thiệu tiêu chuẩn mới của Liên minh Nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) áp dụng cho đa giống loài”
Hội thảo do GAA tổ chức nhằm giới thiệu tiêu chuẩn BAP hoàn chỉnh cho các hệ thống nuôi cá và giáp xác (ngoại trừ trang trại nuôi cá hồi bằng lồng vẫn sử dụng bộ tiêu chuẩn riêng). Đây là tiêu chuẩn trang trại đa loài, thay thế cho các tiêu chuẩn áp dụng cho từng loài riêng lẻ trước đây, bao gồm tôm, cá rô phi, cá tra và cá nheo.
Tiêu chuẩn mới này chỉ thích hợp với các loài sử dụng đàn bố mẹ nuôi nhốt để sản xuất con giống. Các loài được cho ăn bằng thức ăn khai thác từ tự nhiên hay thức ăn thu hái từ tự nhiên cũng không phải là đối tượng bao gồm trong tiêu chuẩn mới này.
Ngoài việc tích hợp các tiêu chuẩn dành cho bốn loài khác nhau đã có, tiêu chuẩn mới còn mở rộng ra cho nhiều loài cá và giáp xác chưa từng được đề cập đến, bao gồm/nhưng không giới hạn cho: cá vược, cá lượng biển, cá bớp, cá cam, cá hồi, cá mú, cá chẽm mõm nhọn, cá rô, cá chép, cá ngộ, cá bơn, cua, ghẹ, tôm càng sông và tôm hùm nước ngọt.
Tiêu chuẩn trang trại đa loài mới cũng quan tâm nhiều hơn tới trách nhiệm môi trường, trách nhiệm xã hội, an toàn thực phẩm, bảo vệ động vật và truy nguyên so với các tiêu chuẩn đã được thay thế.
Tiêu chuẩn mới sẽ là bắt buộc kể từ ngày 1/1/2014 đối với các trang trại đang có chứng nhận BAP và là bắt buộc ngay tại thời điểm tiêu chuẩn có hiệu lực đối với các trang trại chưa có chứng nhận BAP.
Có thể bạn quan tâm

Trận lũ lớn ngày 15.11, nước lũ lên nhanh đã làm ngập Trạm Nghiên cứu thực nghiệm khoa học-công nghệ (KHCN) của Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KHCN Bình Định (thuộc xã Phước An, huyện Tuy Phước). Nước lũ cao từ 0,5-1,2m đã làm ngập, cuốn trôi, hư hại hàng chục ngàn cây giống cấy mô và một số thiết bị bị hư hại.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Sau khi xây dựng thành công đề tài: “Ứng dụng chế phẩm nấm xanh Ometar trừ rầy nâu hại lúa” quy mô nông hộ tại 6 xã trồng lúa trọng điểm là: xã Ngãi Tứ và Mỹ Lộc (Tam Bình), xã Hiếu Phụng và Hiếu Nhơn (Vũng Liêm), xã Hựu Thành và Hòa Bình (Trà Ôn), mới đây Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long đã quyết định công nhận và cho phép công bố kết quả đề tài này.

Bộ trưởng Cao Đức Phát cho biết: Chính sách tạm trữ lúa gạo là giải pháp tình thế mà Chính phủ thực hiện để đảm bảo nông dân có lãi 30% nhờ trồng lúa. Giá thành lúa gạo ĐBSCL vụ Hè Thu năm nay là 4.114 đồng/1kg và sau khi Chính phủ tổ chức mua tạm trữ thì trong nhiều tháng liền giá lúa đã cao hơn giá tối thiểu ở mức 5.350 đồng/kg, hiện nay là 5.600-5.800 đồng/kg.

Đối với người nông dân vất vả “một nắng hai sương” thì không có niềm vui nào hơn là niềm vui được mùa. Tuy nhiên, thay vì niềm vui bội thu như các vụ trước thì vụ thu đông này, nông dân xã Bình Lư (huyện Tam Đường - Lai Châu) đang phải lao đao bởi cây ngô sinh trưởng, phát triển bình thường, thậm chí xanh tốt, song đến kỳ thu hoạch lại không có hạt.