Tiêu Chuẩn ASC Đầu Tiên Cho Thức Ăn Nuôi Thủy Sản

Các Doanh nghiệp tham gia Dự án thức ăn nuôi trồng có trách nhiệm của Hội đồng nuôi trồng thủy sản (ASC) sẽ gặp nhau vào tuần này nhằm tiến hành các cuộc họp nhóm về công tác kỹ thuật đầu tiên.
Trong vài tháng qua ASC đã tuyển dụng thành viên của nhóm công tác kỹ thuật để cung cấp các chuyên gia hướng dẫn chuyên môn về các chủ đề khác nhau nhằm giúp phát triển các tiêu chuẩn thức ăn của ASC.
Buổi khai mạc cuộc họp này sẽ quy tụ các chuyên gia trong lĩnh vực hàng hải, thực vật, chăn nuôi và bên liên quan khác; cũng như yêu cầu về chuỗi cung ứng và các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi.
Những người tham gia sẽ hiểu công việc của họ trong việc phát triển các tiêu chuẩn thức ăn khi họ bắt đầu các cuộc thảo luận chi tiết xung quanh vấn đề môi trường và xã hội liên quan đến sản xuất thức ăn.
Các nhóm làm việc kỹ thuật hoạt động dưới sự giám sát của một ủy ban có sự tham gia của nhiều bên liên quan, trong đó các nhóm làm việc có một sự cân bằng giữa thành viên từ ngành công nghiệp và phi công nghiệp.
Các tiêu chuẩn thức ăn này là dành cho các nhà máy sản xuất thức ăn cho nuôi trồng thủy sản. Cũng như được áp dụng đối với các trang trại hoặc tổ chức tìm kiếm chứng nhận ASC, nó có thể được sử dụng bởi các chương trình chứng nhận khác.
Cả Liên minh nuôi trồng thủy sản toàn cầu (GAA) và Global GAP đang tích cực tham gia vào sự phát triển của tiêu chuẩn thức ăn này, cùng với các nhà sản xuất thức ăn chăn nuôi, các nhà bán lẻ, nông dân, Tổ chức Bột cá và Dầu cá Quốc tế (IFFO) và các chứng nhận hàng hóa khác bao gồm MSC, RTRS và RSPO.
Các tiêu chuẩn về thức ăn chăn nuôi của ASC sẽ cho phép các hoạt động nuôi trồng thủy sản tiếp cận được nguồn thức ăn được chứng nhận và cho phép các nhà sản xuất có thể chứng minh phương pháp sản xuất thức ăn chăn nuôi của họ thân thiện với môi trường và trách nhiệm với xã hội để đạt được sự công nhận cho những nỗ lực của mình.
ASC thức ăn tiêu chuẩn sẽ được hoàn tất vào cuối năm 2015.
Có thể bạn quan tâm

Ông Sáu chia sẻ, gia đình ông canh tác 4.000 m2 bưởi da xanh chuyên canh, trong những ngày qua thu hoạch khoảng 500 kg, bán giá 50.000 đồng/kg, thu lãi 25 triệu đồng. Lứa bưởi tết sắp tới, dự kiến ông thu hoạch khoảng 1,5 tấn, thu lời gần 75 triệu đồng. Nhờ cây bưởi da xanh, gia đình ông có cái tết đầm ấm.

Đồng Nai có hơn 7 ngàn hécta trồng chuối các loại. Đứng đầu là huyện Thống Nhất với gần 3.300 hécta. Năm 1014 là năm rất khó khăn của nông dân trồng chuối, đặc biệt chuối bơm khi giá liên tục rớt vì đầu ra sản phẩm chế biến gặp khó khăn.

Thời gian qua, nông dân tại nhiều quận, huyện ở TP Cần Thơ đã phát triển trồng dưa hấu quanh năm. Tuy nhiên, vụ dưa hấu Tết được nhiều nông dân tăng diện tích trồng và phát triển đa dạng nhiều giống dưa để đáp ứng nhu cầu thị trường Tết. Vào dịp Tết, ngoài cần một lượng lớn dưa hấu để ăn, nhiều người dân còn có nhu cầu tìm mua các loại dưa hấu có hình dáng đẹp, nhất là dưa hấu trái tròn để phục vụ chưng Tết.

Hội thi thu hút 26 nhà vườn xã Tân Phước và xã Long Hậu gửi mẫu dự thi. Từ ngày 2 - 6/2, Ban tổ chức tiến hành chấm điểm tại các vườn đã đăng ký dự thi, sau đó thu mẫu và tiếp tục chấm điểm mẫu trái tại phòng Lab ở Viện Cây ăn quả miền Nam.

Ông Hồ Văn Tuấn, ấp Vĩnh Thành, xã Vĩnh Xuân (huyện Trà Ôn, Vĩnh Long) cho biết, trong vòng một tuần qua giá lúa giảm liên tục, thương lái bỏ cả tiền cọc chạy làng. Đồng lúa chín vàng óng nhưng tiến độ thu hoạch chậm, do rất ít thương lái thu mua.