Tiêu Chết Rụi Hàng Loạt

Một thời gian dài, cây hồ tiêu được xem là cây trồng chủ lực mang lại thu nhập cao của nông dân xã Văn Thuỷ, huyện Lệ Thuỷ, tỉnh Quảng Bình. Thế nhưng, vài năm trở lại đây, những vườn tiêu hàng nghìn gốc của bà con nơi đây bỗng dưng chết rụi…
Ông Phạm Xuân Thủy - Chủ tịch UBND xã Văn Thủy cho biết, thời hoàng kim (năm 2007) toàn xã có hơn 50ha hồ tiêu, mỗi năm mang về nguồn thu hàng chục tỷ đồng cho bà con nông dân. Thế nhưng, những năm gần đây, cây tiêu liên tục đổ bệnh và chết hàng loạt mà không cách gì cứu chữa được. Đến hiện tại, toàn xã còn chưa đầy 25ha tiêu và số này cũng đang chết lần chết mòn.
Theo ông Thuỷ-cán bộ bảo vệ thực vật huyện đã xác nhận, cây tiêu ở địa phương chết do nhiễm một loạt bệnh như: Thối gốc, tuyến trùng rễ, đốm lá, thán thư, vàng lá chết nhanh, vàng lá... đồng thời khuyến cáo bà con dùng thuốc để phòng trừ. Tuy nhiên, bà con đã dùng nhiều cách nhưng vẫn bất lực nhìn vườn tiêu của mình chết rụi hàng loạt.
Rất nhiều hộ trồng tiêu ở xã Văn Thủy có tới 1.000 gốc tiêu (khoảng 1.000 m2) mỗi năm cho thu nhập hàng trăm triệu đồng nhưng chỉ với một thời gian ngắn, vườn tiêu của họ đã bị nhiễm bệnh, tất cả đều chết rụi.
Trong 7 thôn của xã Văn Thuỷ, Trạng Cau là thôn từng có diện tích tiêu lớn nhất xã. Thế nhưng hiện tại, cây tiêu hầu như “sạch bóng” ở thôn này. Trưởng thôn Trạng Cau Đỗ Tấn Công cho biết, cách đây 4 năm vườn tiêu của gia đình ông bình quân mỗi năm thu về khoảng 1 tấn hạt tiêu khô. Thế nhưng, bây giờ không biết vì bệnh gì mà cây tiêu cứ chết dần, không cứu nổi.
Tiếc vườn tiêu đang cho thu nhập ổn định, bỗng dưng tiêu tan, nhưng ông Công và bà con nông dân nơi đây cũng rất đau đầu vì không biết tìm ra cây gì có thể thay thế cho cây tiêu. Theo ông Công, trước đây cây tiêu dễ trồng, chỉ 3 năm là cho thu hoạch và thu hoạch kéo dài gần 20 năm.
Còn bây giờ nhiều hộ chuyển vườn tiêu của mình sang trồng cây cao su nhưng thiếu vốn vì thời gian trồng cây cao su mất rất nhiều năm mới có thu hoạch. Nhiều hộ dân vì thế đành chấp nhận bỏ hoang vườn trông rất xác xơ.
Có thể bạn quan tâm

Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chợ Mới (An Giang) cho biết: Vụ đông xuân 2013, diện tích trồng nấm rơm giảm 27,8% so vụ đông xuân trước.

Nhờ thực hiện cơ giới hóa đồng ruộng một cách hiệu quả, những năm gần đây, năng suất và sản lượng tại nhiều cánh đồng Đại Lộc không ngừng tăng lên.

Đó là vợ chồng anh Nguyễn Văn Xuân, chị Phan Thị Thanh Dung, ở xóm 2, thôn Phương Hạ, xã Đại Trạch, huyện Bố Trạch, với mô hình kinh tế tổng hợp VAC, cho thu nhập hơn 1 tỷ đồng/năm. Vợ chồng anh Xuân là tấm gương điển hình trong phong trào xóa đói giảm nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Đến xã Tân Phú (huyện Tân Kỳ - Nghệ An) những ngày cuối tháng 4, dưới ánh nắng vàng trải đều trên những cánh đồng dưa nằm xen giữa những vườn cao su, dẫn chúng tôi đi, anh Hồ Sỹ Vân - Chủ tịch xã vui mừng cho biết: "Thêm một vụ dưa hấu mang lại thu nhập cao cho người nông dân, khi thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng. Đây là năm thứ hai, người dân Tân Phú trồng dưa hấu xen cao su".

Năm 2012, trên địa bàn tỉnh xảy ra khá nhiều dịch bệnh trên đàn vật nuôi như tai xanh, lở mồm long móng… đã làm ảnh hưởng phần nào đến phát triển chăn nuôi của toàn tỉnh.