Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm

Tiết Kiệm Năng Lượng Ở Các Vùng Nuôi Tôm
Ngày đăng: 16/09/2013

Nuôi tôm trên cát là một trong những mô hình mang lại hiệu quả kinh tế cao đối với các doanh nghiệp (DN) và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì mô hình này cũng tiêu tốn một lượng điện năng rất lớn do các DN, hộ nuôi sử dụng các thiết bị lạc hậu, không có tính năng tiết kiệm năng lượng (TKNL).

Tại vùng cát Ngũ Điền nằm trên địa bàn huyện Phong Điền hiện có 5 DN, 54 nhóm hộ và 114 hộ tham gia nuôi tôm trên cát với diện tích nuôi là 690 ha. Sản lượng trung bình mỗi vụ đạt trên 3.000 tấn. Nhu cầu sử dụng điện cũng khá lớn. Theo thống kê, hiện ở khu vực này có 108 trạm biến áp với tổng dung lượng 298,6MVA. Nuôi tôm trên cát từng bước khẳng định hiệu quả và trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của Phong Điền. Riêng tại xã Phong Hải, nhiều hộ dân phát triển nghề nuôi tôm thẻ chân trắng trên diện tích 123,4 ha tôm, theo đó mật độ năng suất 11-12 tấn/150m2. Vụ thu hoạch năm 2012, các nhóm hộ nuôi tôm của xã Phong Hải thu được 1.300 tấn, đạt trị giá 170 tỷ đồng.

Ông Trương Hoàng Công Danh, Phó Giám đốc Trung tâm Tư vấn công nghiệp & TKNL cho biết: “Mặc dù các mô hình nuôi tôm trên cát đạt hiệu quả kinh tế khá cao, song các DN, nhóm hộ và hộ nuôi tôm đang phát triển ồ ạt diện tích nuôi, lại không theo quy hoạch và sử dụng công nghệ mới vào sản xuất nên công suất sử dụng điện khá lớn, gây lãng phí và tăng chi phí cho các hồ nuôi. Nhằm giúp các hộ nuôi TKNL, trung tâm nghiên cứu để xây dựng một mô hình cụ thể về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho khu nuôi tôm để từ đó có thể nhân rộng mô hình”.

Lĩnh vực nuôi trồng thủy sản sẽ ưu tiên nghiên cứu, chọn tạo và phổ biến các giống thủy sản chất lượng tốt, năng suất cao; cải tiến kỹ thuật nuôi nhằm tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn. Mặt khác, trung tâm đưa ra giải pháp hạn chế sử dụng dư thừa thức ăn trong các hệ thống nuôi, kiểm soát dịch bệnh, đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm, đồng thời xây dựng và nhân rộng mô hình nuôi trồng thủy sản tiết kiệm nước, mở rộng các mô hình nuôi kết hợp, nuôi ghép (luân canh, đa canh - tận dụng bậc dinh dưỡng, nuôi kết hợp - trang trại kết hợp VAC).

Ngoài ra, để đảm bảo việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, trung tâm nghiên cứu để áp dụng công nghệ mới trong xử lý ao nuôi theo hướng thân thiện với môi trường, đó là tận dụng thực vật thủy sản để xử lý môi trường, sử dụng công nghệ lọc tuần hoàn để hạn chế thay nước, tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời trong các hệ thống nuôi.

Để giúp các DN và hộ nuôi tôm trên địa bàn huyện Phong Điền và Quảng Điền TKNL, giảm chi phí đối với các mô hình nuôi tôm, cuối năm 2012 Trung tâm Tư vấn công nghiệp và TKNL đã hỗ trợ kiểm toán tại Công ty CP Trường Sơn. Qua quá trình triển khai thực hiện, trung tâm nghiên cứu và đưa ra 3 nhóm giải pháp với 8 giải pháp cơ bản trong việc TKNL trong các hồ nuôi tôm. Đó là nhóm giải pháp TKNL không cần chi phí đầu tư, nhóm giải pháp TKNL có yêu cầu chi phí đầu tư thấp và nhóm giải pháp TKNL có yêu cầu chi phí đầu tư cao.

Để xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, hiện trung tâm đang tiếp tục nghiên cứu để đưa ra giải pháp và ứng dụng cụ thể ngay trên ao nuôi nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cũng như góp phần TKNL cho các hộ nuôi tại hai huyện Phong Điền và Quảng Điền nói riêng và Công ty CP Trường Sơn nói chung.

Công ty CP Trường Sơn chủ động tìm giải pháp để TKNL như sử dụng “con lăn” cho cánh quạt nuôi tôm. Cánh quạt nuôi tôm trước đây được cố định trên các thanh cọc gỗ bằng các tấm bố nhựa đối với dàn quạt cắm cọc trên ao đất hoặc các tấm ván khoét lỗ đối với dàn quạt sử dụng phao nổi. Các thiết bị này tạo ra ma sát rất lớn trong lúc chạy quạt, do đó đòi hỏi phải sử dụng motor hoặc máy nổ công suất lớn dẫn đến chi phí điện cao.

Sau khi công ty tìm hiểu nghiên cứu sử dụng con lăn cho cánh quạt nuôi tôm, toàn bộ dàn quạt nước sẽ hoạt động nhẹ nhàng hơn bởi ma sát giảm hơn 95%. Từ động cơ motor 5HP, chỉ cần sử dụng 3HP sau khi lắp thêm con lăn cho dàn quạt, từ 3HP giảm xuống 2HP. Thực hiện các giải pháp này, DN sẽ tiết kiệm được 10% lượng điện năng tiêu thụ, đồng thời tuyệt đối an toàn và không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh.

Như vậy, mặc dù chỉ thay thế một vài động cơ trong quy trình nuôi tôm ở các hồ nuôi tôm trên cát, song các DN, hộ nuôi sẽ tiết kiệm được một lượng điện năng tương đối lớn, đồng thời các động cơ này sẽ góp phần bảo vệ môi trường và giúp các DN và hộ nuôi trên địa bàn tỉnh thực hiện mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.


Có thể bạn quan tâm

Hoa Tết Đã Vào Mùa Hoa Tết Đã Vào Mùa

Theo thống kê của Sở NN-PTNT, vụ hoa Tết Ất Mùi 2015 toàn tỉnh có khoảng 50ha với các loại hoa chủ yếu là cúc, cát tường, thược dược, vạn thọ... So với mọi năm, vụ hoa này gặp thời tiết bất lợi nên phát sinh nhiều sâu bệnh, xảy ra hiện tượng nở sớm. Mặt khác, chi phí nhân công, phân bón, thuốc trừ sâu đều tăng từ 10-15% so với năm ngoái.

24/01/2015
Xây Dựng Nông Thôn Mới Gặp Nhiều Thuận Lợi Xây Dựng Nông Thôn Mới Gặp Nhiều Thuận Lợi

Ngày 22-1, Ban chỉ đạo Trung ương chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) đã họp trực tuyến với các địa phương về kết quả xây dựng NTM năm 2014 và bàn phương hướng nhiệm vụ năm 2015. Phía đầu cầu BR-VT có ông Trần Ngọc Thới, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và đại diện cơ quan liên quan tham dự hội nghị.

24/01/2015
Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động Đóng Tàu Theo Nghị Định 67/CP Đồng Vốn Đã Chuyển Động

Ông Trần Văn Cường, Phó Giám đốc Sở NN-PTNN cho biết, đến thời điểm hiện nay, UBND tỉnh đã phê duyệt thí điểm 3 tổ chức đủ điều kiện đóng mới tàu cá vỏ thép làm dịch vụ hậu cần thủy sản và 1 cá nhân đóng mới tàu khai thác thủy sản, với tổng kinh phí khoảng 143 tỷ đồng.

24/01/2015
Xã Long Mỹ (Huyện Đất Đỏ) Sản Xuất 300ha Rau Phục Vụ Tết Xã Long Mỹ (Huyện Đất Đỏ) Sản Xuất 300ha Rau Phục Vụ Tết

Được biết, tại xã Long Mỹ (huyện Đất Đỏ) đã đầu tư thực hiện Dự án trồng rau an toàn trong nhà lưới. Mô hình này hiện đang được nhân rộng vì đạt năng suất, lợi nhuận cao. So với kiểu trồng rau thông thường, ưu điểm của việc trồng rau trong nhà lưới là ngăn ngừa được côn trùng, sâu bệnh, sản lượng rau tăng từ 3-5%, chi phí sản xuất giảm một nửa do không phải phun thuốc bảo vệ thực vật, có thể trồng quanh năm, ngay cả vào mùa mưa mà không sợ bị ngập úng hay bị dập lá.

24/01/2015
Bội Thu Nhờ Trồng Dưa Lưới Bội Thu Nhờ Trồng Dưa Lưới

Kiên trì giới thiệu sản phẩm đến tận tay người tiêu dùng và áp dụng quy trình sản xuất an toàn cho người tiêu dùng, xã Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc) đã hình thành một vùng sản xuất dưa lưới cho hiệu quả cao. Hiện nay, ngoài số dưa lưới được người trồng tiêu thụ tại chỗ theo hình thức bán lẻ cho khách du lịch, các ruộng dưa lưới tại Xuyên Mộc đều được thương lái bao tiêu sản phẩm.

24/01/2015