Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long

Tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long
Ngày đăng: 28/11/2015

Đặc biệt, từ khi nông dân áp dụng biết áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào sản xuất, sử dụng điện để chong đèn cho thanh long ra hoa trái vụ, từ đó nhu cầu sử dụng điện để sản xuất thanh long trên địa bàn tỉnh ngày càng tăng.

Báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Bình Thuận cho biết, đến hết năm 2014, diện tích trồng thanh long toàn tỉnh là 24.064 ha, tăng gấp 4,15 lần so với năm 2005, sản lượng đạt 449.297 tấn, tăng gấp 4,64 lần so với năm 2005.

Theo quy hoạch, diện tích phát triển thanh long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2015 là 15.000 ha, thì thực tế đã vượt hơn 60% (9.000 ha).

Theo khảo sát của Công ty Điện lực Bình Thuận (PCBT), diện tích thanh long đã có điện là 23.196 ha, chiếm 96,4% tổng diện tích thanh long hiện có.

Đến nay, toàn tỉnh có 15.013 trạm biến áp với dung lượng là 876MVA.

Trong giai đoạn 2011 - 2015, ngành điện đã đầu tư nâng cấp, phát triển hệ thống điện cho cả lưới điện 220kV, 110kV, 22kV với tổng mức đầu tư 1.013 tỷ đồng, chủ yếu để cấp điện cho thanh long nhưng vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu phát triển nóng thanh long của tỉnh.

Ông Nguyễn Thành Ngôn, Phó Giám đốc PCBT cho biết, mặc dù đã thực hiện tiết giảm 50%, nhưng do diện tích thanh long tăng rất nhanh, nên nhu cầu sử dụng điện vẫn tăng với tốc độ rất cao.

Nếu như năm 2010, sản lượng điện cho thanh long là 240 triệu kWh, thì đến năm 2015, sản lượng điện tiêu thụ ước đạt 568 triệu kWh, tăng 2,36 lần, chiếm tỷ trọng 32,6% so với tổng sản lượng tiêu thụ toàn tỉnh Bình Thuận.

Bình quân trong giai đoạn này phụ tải cho thanh long tăng 18,7%/năm, cao hơn rất nhiều so với tăng phụ tải chung của cả tỉnh là 7%/năm.

Trước thực tế này, ngày 28-2-2015, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành văn bản số 544/UBND-KTN tiếp tục thực hiện phương án tiết giảm 50% công suất trạm biến áp chong đèn thanh long mùa vụ năm 2015.

Trong đó có những điểm mới, đối với người dân lắp trạm biến áp mới nếu cam kết sử dụng 100% bóng đèn compact tiết kiệm điện để chong đèn thanh long thì sẽ được cấp đủ 100% nhu cầu điện vườn thanh long; nếu không cam kết sử dụng 100% bóng đèn compact tiết kiệm điện thì vẫn phải thực hiện theo phương thức tiết giảm 50% công suất trạm biến áp.

Đây là phương án tối tưu và duy nhất trong tình hình nhu cầu về điện cho thanh long vẫn hết sức căng thẳng như hiện nay.

Ông Nguyễn Thành Ngôn, PGĐ PCBT chia sẻ.

Theo kinh nghiệm của nhiều người trồng thanh long, việc sử dụng đèn compact còn làm cho cây thanh long phát triển tốt, cho ra hoa kết trái ổn định.

Ông Đoàn Văn Quang, xã Hàm Liêm, huyện Hàm Thuận Bắc cho biết, ngoài việc giảm được 70% chi phí tiền điện, sử dụng đèn compact còn làm cho hoa ra đều vừa phải, dây thanh long đủ sức nuôi hoa cho ra trái.

Nếu sử dụng bóng đèn sợi đốt thì một dây thanh long cho ra rất nhiều búp, người trồng cũng phải cắt bỏ chỉ để lại khoảng từ 3 - 4 búp để cho ra trái đạt phẩm cấp tốt.

Những chỗ bị cắt bỏ không thể cho ra búp được nữa, nên thanh long sẽ không còn ra trái.

Còn nếu cứ để cho phát triển ra trái thì chất lượng sẽ rất thấp, khó tiêu thụ, đồng thời cây thanh long kiệt sức vì bị khai thác quá mức.

Theo báo cáo của PCBT, trong nhiều năm qua, Công ty đã triển khai nhiều Chương trình vận động tiết kiệm điện trong sản xuất thanh long, trong đó có Chương trình Hỗ trợ nông dân trồng thanh long thay đèn tròn sợi đốt bằng đèn compact tiết kiệm điện, đến tháng 10-2015, Bình Thuận có hơn 9 triệu bóng đèn compact, chiếm 71,2% trong tổng số hơn 12, 63 triệu bóng dùng để chong thanh long.

Làm giảm công suất đỉnh của hệ thống điện khoảng 360MW, tương đương với sản lượng 196,56 triệu kWh.

Với giá điện là 1.518 đồng/kWh thì người trồng thanh long tiết kiệm khoảng 298 tỷ đồng/năm.

Hiện nay, để giải quyết nhu cầu cấp điện phụ tải thanh long, PCBT đã xây dựng và đang trình Tổng công ty Điện lực miền Nam phê duyệt Đề án :

“Đầu tư phát triển lưới điện để đáp ứng cung cấp điện cho phụ tải thanh long giai đoạn 2016 - 2020” nhằm đáp ứng đủ nhu cầu điện cho diện tích thanh long hiện hữu vượt quy hoạch và diện tích thanh long dự kiến phát triển thêm trong giai đoạn 2016 - 2020 theo quy hoạch phát triển thanh long của tỉnh Bình Thuận đến năm 2020 là 30.000 ha.

Trong đó, dự kiến sẽ đầu tư hơn 1.500 tỷ đồng đầu tư nâng cấp hệ thống lưới điện 220kV, 110kV, 22kV.


Có thể bạn quan tâm

Vén Màn Trái Cây Chín Ép Vén Màn Trái Cây Chín Ép

Phải thuyết phục nhiều lần, chị Thắm (một tiểu thương chuyên kinh doanh trái cây ở chợ đầu mối Bình Điền, TP HCM) mới cho tôi tháp tùng nhóm người làm công của chị xuống Cái Bè (tỉnh Tiền Giang) và Cái Mơn (tỉnh Bến Tre) để thu mua sầu riêng, chuối, mít chở lên TP HCM bán.

08/07/2013
Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang Sở Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn Khảo Sát Vùng Nuôi Nghêu Xã Tân Thành Ở Tiền Giang

Huyện Gò Công Đông (Tiền Giang) có diện tích nuôi nghêu khoảng 2000 ha, tập trung ở các cồn Vạn Liễu, cồn Ông Mão, ấp Cây Bàng, Cầu Muống và Tân Phú thuộc xã Tân Thành, hàng năm ngư dân thu hoạch từ 20.000 - 30.000 tấn nghêu thương phẩm đem lại lợi nhuận rất lớn cho ngư dân vùng biển, riêng Ban Quản lý cồn bãi trực thuộc UBND huyện, quản lý, nuôi và khai thác 350 ha thuộc khu vực cồn Ông Mão, hàng năm từ nguồn thu hoạch nghêu, thu về cho ngân sách huyện chiếm gần 50%.

09/04/2013
Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên): Mô Hình Nuôi Heo Rừng Lai Cho Thu Nhập Gần 31 Triệu Đồng/hộ Ở Đồng Xuân (Phú Yên):

Phòng Kinh tế hạ tầng và Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Đồng Xuân (Phú Yên) vừa phối hợp tổ chức tổng kết mô hình chăn nuôi heo rừng lai tại xã Xuân Quang 3 và thị trấn La Hai.

09/04/2013
Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013 Tăng Cường Chỉ Đạo Nuôi Tôm Chân Trắng Vụ 2 Năm 2013

Năm 2013, toàn tỉnh Nam Định có 486ha nuôi tôm chân trắng, tăng 188ha so với năm 2012, hình thành nhiều vùng nuôi tập trung tại các huyện Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. Các vùng nuôi cơ bản đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật như hệ thống thủy lợi, cơ sở hạ tầng kỹ thuật.

09/07/2013
Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng Cải Tạo Vườn Cà Phê “Tín Hiệu” Đáng Mừng Ở Lâm Đồng

Phát biểu tại buổi làm việc với Đảng uỷ và UBND xã Gung Ré (huyện Di Linh - Lâm Đồng) mới đây, TS Phạm S - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, cho biết: Hiện nay, toàn tỉnh đã cải tạo vườn cà phê (ghép chồi hoặc trồng tái canh) bằng các giống cà phê đầu dòng được 18.000 ha. Đây là một “tín hiệu” rất đáng mừng. Bảo Lâm là địa phương đi đầu, có phong trào cải tạo vườn cà phê khá nhất. Di Linh và các địa phương khác cần học kinh nghiệm của Bảo Lâm để từng bước nâng cao hiệu quả canh tác cà phê.

12/04/2013