Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Tiếp vốn phát triển nghề trồng quất cảnh

Tiếp vốn phát triển nghề trồng quất cảnh
Ngày đăng: 27/09/2015

Xã Tàm Xá có hơn 200ha đất nông nghiệp, trong đó diện tích trồng quất cảnh chiếm tới hơn 100ha. Nhiều năm nay, trồng quất là nghề mang lại thu nhập chính của người dân nơi đây.

Phát huy thế mạnh

Trao đổi với chúng tôi, anh Lê Đức Sơn – Phó Chủ tịch Hội ND xã Tàm Xá cho biết:

“Khởi đầu, một số bà con trong xã chuyên đi buôn quất cảnh ở Văn Giang (Hưng Yên) vào mỗi dịp tết thấy mức thu nhập hấp dẫn và cây trồng này phù hợp với kinh tế nông nghiệp ngoại thành nên đã đem cây quất giống về xã trồng thử. Khoảng 3-4 năm trở lại đây nghề trồng quất cảnh nở rộ và nhân rộng ra toàn xã”.

 

Nông dân xã Tàm Xá bước vào giai đoạn tỉa quả, tạo lộc chuẩn bị đón vụ quất cảnh vào dịp cuối năm.  

Anh Sơn tính, hiện nay toàn xã có khoảng 500 hộ trồng quất với quy mô mỗi hộ trồng từ vài sào đến hàng mẫu. Đa số các hộ trồng quất đều kiêm luôn việc bán giống và cây quất cảnh chơi tết.

“Dự án trồng quất do Hội ND TP.Hà Nội phối hợp Hội ND huyện Đông Anh thực hiện ở xã Nghi Tàm với số vốn 300 triệu đồng giải ngân cho 15 hộ vay, mỗi hộ được vay 20 triệu đồng, thời gian thực hiện dự án là 36 tháng (từ tháng 6.2013 đến tháng 6.2016), phí vay 0,4%/tháng.

Trong quá trình triển khai dự án, Hội ND xã phối hợp Ban quản lý dự án luôn theo dõi, kiểm tra, giám sát các hộ vay vốn sử dụng đúng mục đích”- anh Sơn khẳng định.

Cùng với việc trao vốn vay, Hội ND xã còn thường xuyên tổ chức nhiều buổi tập huấn về kỹ thuật, bổ túc kỹ năng, tay nghề chăm sóc quất cảnh cho hội viên, ND.

Phù hợp với nông nghiệp ngoại thành

"Trồng quất phải đầu tư, chăm sóc cả năm trời, đến dịp tết mới có sản phẩm bán. Được tiếp vốn đúng lúc, dịp Tết Ất Mùi vừa rồi gia đình tôi trúng vụ quất cảnh...”.

Chị Nguyễn Thị Toan, thôn Đông, xã Tàm Xá (Đông Anh, Hà Nội). 

Cùng anh Sơn ra thăm cánh đồng trồng quất cảnh, chúng tôi dừng chân bên ruộng quất của gia đình chị Nguyễn Thị Toan, thôn Đông.

Tay thoăn thoắt tỉa quả lấy lộc, chị Toan vui vẻ cho hay:

“Chỗ đất này trước đây gia đình tôi trồng ngô. Thấy các bác trong thôn trồng quất cho thu nhập cao tôi bèn trồng thử. Sau 4 năm trồng quất, tôi thấy so với trồng ngô thì việc trồng quất mang lại hiệu quả kinh tế cao gấp 20 - 30 lần. Sở dĩ gia đình tôi mở rộng được diện tích quất cảnh như hôm nay là nhờ vốn vay 20 triệu đồng vốn Quỹ HTND vào giữa năm 2013… ”.

Theo chị Toan, việc trồng quất khá vất vả, tốn nhiều công chăm sóc, nhất là rất tốn kém về chi phí đầu tư mua nguyên liệu để chế biến thành phân bón hữu cơ.

“Trồng quất phải đầu tư, chăm sóc cả năm trời, đến dịp tết mới có sản phẩm bán. Được tiếp vốn đúng lúc, năm vừa rồi gia đình tôi trúng vụ quất cảnh…”- chị Toan chia sẻ.

Với 5 sào trồng quất, mỗi năm gia đình chị Toan có doanh thu hơn 300 triệu đồng từ việc bán cây giống và quất cảnh chơi tết, trừ chi phí còn lãi hơn 100 triệu đồng. 

Cũng được Quỹ HTND cho vay 20 triệu đồng, ông Hoàng Viết Thính bày tỏ:

“Trồng quất quan trọng nhất là giai đoạn tỉa quả lấy lộc, làm cho quả chín vàng đều đúng dịp tết. Hiệu quả trồng quất đã thấy rõ, tôi mong muốn Hội ND và các ban ngành tiếp tục quan tâm, định hướng và có những hỗ trợ cụ thể cho ND…”. 


Có thể bạn quan tâm

Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh Vụ Tôm Sú Nuôi 2013 Còn Nhiều Khó Khăn: Người Nuôi Tôm Tiếp Tục “Lao Đao” Ở Trà Vinh

Trà Vinh là tỉnh có diện tích nuôi trồng thủy sản khá lớn ở ĐBSCL. Từ thế mạnh này, đã góp phần không nhỏ vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tuy nhiên, 02 năm gần đây, tình hình tôm nuôi bị thiệt hại nghiêm trọng ngay từ đầu vụ khiến cho một số hộ nuôi tôm phải “lâm nợ”. Mặc dù hiện nay lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo sát sao và có chính sách hỗ trợ cho người nuôi tôm bị thiệt hại, nhưng với tình hình thời tiết không thuận lợi, giá nhiên liệu tăng, người nuôi tôm thiếu vốn, việc đầu tư vụ nuôi mới càng khó khăn hơn.

24/05/2013
Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên Vụ Lúa Hè Thu 2013 Tiếp Tục Khảo Nghiệm 20 Giống Lúa Chịu Mặn Ở Phú Yên

Ông Đặng Văn Mạnh, Chi cục phó Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh cho biết, vụ hè thu 2013, chi cục phối hợp với Phòng NN-PTNT huyện Tuy An, HTX Nông nghiệp An Ninh Tây tiến hành gieo sạ khảo nghiệm 20 giống lúa chịu mặn trên diện tích 1.000m2 tại xã An Ninh Tây (Tuy An). Bộ giống do Trường đại học Nông lâm TP Hồ Chí Minh và Trường đại học Nông lâm Huế tuyển chọn từ Viện lúa Quốc tế (RIRI) chuyển giao.

24/05/2013
Nuôi Cua Biển Nuôi Cua Biển

Nông dân vùng mặn ở huyện Đông Hải (Bạc Liêu) đang đẩy mạnh nuôi tôm sú - cua kết hợp, nuôi cua trên ruộng muối cho thu nhập khá cao.

25/05/2013
Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi Nâng Cao Đời Sống Nhờ Mô Hình Chuyển Đổi

Để nâng cao hiệu quả kinh tế trên một đơn vị diện tích, những năm gần đây, xã Nam Phương Tiến, huyện Chương Mỹ (Hà Nội) đã mạnh dạn chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế, góp phần tăng thu nhập, nâng cao đời sống cho người dân.

25/05/2013
Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng) Áp Dụng VietGAP Để Nâng Cao Thu Nhập Ở Đức Trọng (Lâm Đồng)

Trước nay, nhiều hộ dân trồng rau màu ở Đức Trọng (Lâm Đồng) đã phải chịu cảnh “Được mùa rớt giá, được giá mất mùa” và thường bị thương lái ép giá với những lý do về chất lượng sản phẩm. Từ khi áp dụng sản xuất rau sạch theo tiêu chuẩn VietGAP, chất lượng sản phẩm được đảm bảo, đầu ra ổn định và kinh phí đầu tư cũng giảm.

25/05/2013